Quy định chấm dứt hợp đồng lao động khi giải thể mới nhất năm 2023

Chấm dứt hợp đồng lao động là một vấn đề pháp lý luôn được xem xét cẩn thận vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cả hai bên trong quan hệ lao động đó là người lao động và người sử dụng lao động. Việc chấm dứt hợp đồng lao động khi giải thể cũng nên được đưa ra bàn luận bởi tính cấp thiết khi mà số lượng doanh nghiệp giải thể ở nước ta hiện nay đang là vấn đề đáng lo ngại.

Vậy thực trạng chấm dứt hợp đồng lao động khi giải thể hiện nay như thế nào? Quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động khi giải thể ra sao? Có những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động khi giải thể?

Thực trạng chấm dứt hợp đồng lao động khi giải thể

Để giải đáp vướng mắc này, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:

I. Thực trạng chấm dứt hợp đồng lao động khi giải thể

Trong bối cảnh phục hồi sau dịch Covid như hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trụ lại được trong nền kinh tế đầy biến động gặp vô vàn khó khăn. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm nay, lượng doanh nghiệp hoạt động khó khăn buộc phải rời thương trường chạm mốc 100.000, ghi nhận mức cao kỷ lục về lượng doanh nghiệp đóng cửa trong nửa năm (Theo Kinh tế Sài Gòn Online). Nhưng trên thực tế, chỉ có khoảng 37 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Một trong những hệ lụy nghiêm trọng của tình trạng này là việc người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động khi giải thể đặc biệt nhiều. Theo Tổng cục Thống kê, tình trạng doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xuất khẩu bị cắt giảm đơn hàng kéo dài từ năm 2022 đến nay dẫn đến hàng trăm nghìn người lao động giảm giờ làm thậm chí bị mất việc làm. Ngoài ra, thống kê cho thấy lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động trong quý 2/2023 là 217.800 người.

Quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động khi giải thểViệc chấm dứt hợp đồng khi giải thể hàng loạt ở các doanh nghiệp dẫn đến tình trạng khó khăn, nhập nhằng cho cả người lao động và người sử dụng lao động nếu không hiểu rõ về các quy định của pháp luật liên quan đến quyền lợi cũng như trách nhiệm của cả hai bên trong việc chấm dứt hợp đồng này.

II. Quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động khi giải thể

Quy định của pháp luật hiện hành về chấm dứt hợp đồng lao động khi giải thể cụ thể như sau:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động khi giải thể là gì

Giải thể doanh nghiệp là việc các tổ chức kinh doanh ngừng hoạt động hay chấm dứt sự tồn tại trên thị trường theo ý chí của doanh nghiệp đó hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Theo Bộ luật Lao động 2019, một trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đó là đối với đối tượng người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Như vậy, chấm dứt hợp đồng khi giải thể là trường hợp đương nhiên chấm dứt hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động khi mà người sử dụng lao động là tổ chức đó chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật (khoản 7 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019).

2. Các trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi giải thể

Theo quy định tại khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 về các trường hợp công ty bị giải thể bao gồm:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động khi giải thể

Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp giải thể hợp pháp nếu bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Theo quy định tại khoản 7 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 thì có hai trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn thông báo như ở phần trên đã trình bày.

Như vậy, nếu người sử dụng lao động giải thể theo các trường hợp nói trên mà không trái với pháp luật thì hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động sẽ thuộc trường hợp đương nhiên chấm dứt.

3. Trách nhiệm của doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động khi giải thể

Theo Điều 48 Bộ luật lao động 2019 quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

- Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.

Đối với doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

- Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

-  Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.

- Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 còn quy định: các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên là các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.

III. Giải đáp một số câu hỏi về chấm dứt hợp đồng lao động khi giải thể

Trong quá trình thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động khi giải thể có thể gặp những vướng mắc sau:

Tiền lương của người lao động có được ưu tiên thanh toán khi công ty bị giải thể không?

1. Tiền lương của người lao động có được ưu tiên thanh toán khi công ty bị giải thể không?

Tiền lương của người lao động được ưu tiên thanh toán khi công ty giải thể, cụ thể, khoản 5 Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các khoản nợ doanh nghiệp được ưu tiên thanh toán trong đó thứ tự đầu tiên là các khoản nợ lương của người lao động.

2. Người lao động có đương nhiên bị chấm dứt hợp đồng lao động khi doanh nghiệp giải thể hay không?

Khi doanh nghiệp giải thể theo các trường hợp được ghi nhận trong khoản 7 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 bao gồm chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật thì hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động đương nhiên bị chấm dứt.

3. Doanh nghiệp khi giải thể phải thông báo cho người lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động trong vòng bao lâu?

Pháp luật lao động không quy định doanh nghiệp giải thể phải thông báo cho người lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. Điều 45 Bộ luật Lao động 2019 chỉ quy định, trường hợp doanh nghiệp giải thể theo quy định tại khoản 7 Điều 34 không phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt.

4. Người lao động được nhận những gì khi công ty giải thể?

Người lao động sẽ được thanh toán đầy đủ tất cả các khoản tiền liên quan đến lợi ích hợp pháp của người lao động theo Bộ luật Lao động và Luật Doanh nghiệp bao gồm:

+ Tiền lương: những khoản tiền tương ứng với những ngày làm việc mà doanh nghiệp chưa trả cho người lao động.

+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: những khoản đóng bảo hiểm mà doanh nghiệp chưa đóng cho người lao động.

+ Trợ cấp thôi việc: Người lao động làm việc cho công ty thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, với mức trợ cấp do người sử dụng lao động chi trả với mỗi năm làm việc tương ứng với nửa tháng tiền lương.

+ Các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động: nếu như trong thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động có thỏa thuận về những lợi ích khác như các khoản phụ cấp, trợ cấp khác thì sẽ được thanh toán.

Ngoài ra, người lao động còn được hưởng trợ cấp thất nghiệp do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả với mức trợ cấp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp (Điều 50 Luật Việc làm 2013).

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về chấm dứt hợp đồng lao động khi giải thể

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động khi giải thể với quy trình, công việc thực hiện gồm:

-Tiếp nhận thông tin liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động khi giải thể;

- Hướng khách hàng chuẩn bị giấy tờ hoàn thiện thực hiện thủ tục;

-Soạn thảo, đại diện, hỗ trợ khách hàng nộp, sửa hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Nhận kết quả thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động khi giải thể và bàn giao kết quả cho Khách hàng.

 Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về chấm dứt hợp đồng lao động khi giải thể NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Website: nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan