Hiện nay, chắc hẳn nhiều Quý bạn đọc không còn xa lạ với các buổi đấu giá tài sản, mỗi buổi đấu giá tài sản sẽ có mục đích khác nhau, có thể đấu giá vì mục đích từ thiện, đấu giá tài sản để thi hành án…..Vậy, hiện nay việc bán đấu giá tài sản được pháp luật quy định như thế nào? Hình thức đấu giá tài sản bao gồm những gì? NP LAW sẽ giải đáp cho Quý bạn đọc thông qua bài viết sau đây.
Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định. Ngoài ra, có trường hợp đấu giá chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá.
Khi tham gia đấu giá tài sản thì người tham gia mua tài sản bán đấu giá phải nộp tiền đặt trước theo quy định của pháp luật. Khoản tiền này nhằm ràng buộc người đã đăng ký phải tham gia bán đấu giá. Nếu sau buổi đấu giá, người tham gia đấu giá không trúng đấu giá thì sẽ được hoàn lại số tiền đặt trước đó.
Khi tham gia đấu giá tài sản, người nào trả giá cao nhất nhưng không thấp hơn giá khởi điểm thì người đó được mua tài sản. Thông qua hình thức đấu giá sẽ đảm bảo được quyền lợi của người có tài sản một cách tốt nhất, còn người mua sẽ mua được tài sản với giá cả phù hợp.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 5, Điều 39 Luật đấu giá tài sản 2016.
Tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận với người có tài sản đấu giá lựa chọn một trong các hình thức sau đây để tiến hành cuộc đấu giá:
- Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá;
- Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá;
Các hình thức đấu giá tài sản
- Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp;
- Đấu giá trực tuyến.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 40 Luật đấu giá tài sản 2016.
Chủ thể của bán đấu giá tài sản bao gồm: tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá tài sản.
- Tổ chức đấu giá tài sản: bao gồm Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và doanh nghiệp đấu giá tài sản.
- Người có tài sản đấu giá là cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán đấu giá tài sản hoặc người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
- Người tham gia đấu giá là cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện tham gia đấu giá để mua tài sản đấu giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cơ sở pháp lý: khoản 5, 7, 12 Điều 5 Luật đấu giá tài sản 2016.
Theo quy định tại Điều 35 Luật đấu giá tài sản 2016 thì việc niêm yết bán đấu giá được thực hiện như sau:
- Đối với tài sản là động sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải niêm yết việc đấu giá tài sản tại trụ sở của tổ chức mình, nơi trưng bày tài sản (nếu có) và nơi tổ chức cuộc đấu giá ít nhất là 07 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá;
- Đối với tài sản là bất động sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải niêm yết việc đấu giá tài sản tại trụ sở của tổ chức mình, nơi tổ chức cuộc đấu giá và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đấu giá ít nhất là 15 ngày trước ngày mở cuộc đấu giá.
- Thông tin chính cần phải niêm yết bao gồm:
+ Tên, địa chỉ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá;
+ Tên tài sản hoặc danh mục tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản đấu giá; nơi có tài sản đấu giá; giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đấu giá;
+ Thời gian, địa điểm xem tài sản đấu giá;
+ Thời gian, địa điểm bán hồ sơ tham gia đấu giá;
+ Giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong trường hợp công khai giá khởi điểm;
+ Tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá, tiền đặt trước;
+ Thời gian, địa điểm, điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá;
+ Thời gian, địa điểm tổ chức cuộc đấu giá;
+ Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá;.
- Tổ chức đấu giá tài sản lưu tài liệu, hình ảnh về việc niêm yết đấu giá tài trong hồ sơ đấu giá. Đối với trường hợp niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đấu giá thì tổ chức đấu giá tài sản lưu tài liệu, hình ảnh về việc niêm yết hoặc lập văn bản có xác nhận về việc niêm yết của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Ngoài việc niêm yết theo quy định trên thì tổ chức đấu giá tài sản thực hiện thông báo công khai việc đấu giá tài sản theo yêu cầu của người có tài sản đấu giá.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì nếu các bên thỏa thuận về xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo phương thức đấu giá và có thỏa thuận riêng về thủ tục đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản thì việc xử lý tài sản thực hiện theo thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận riêng thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Như vậy, ngân hàng không cần phải có văn bản ủy quyền hay văn bản đồng ý của bên bảo đảm, ngân hàng có thể trực tiếp bán đấu giá tài sản đảm bảo, chỉ cần thực hiện theo hợp đồng đảm bảo nếu hai bên có thỏa thuận về xử lý tài sản bảo đảm, để giải quyết nợ xấu của các khách hàng chây lỳ, không hợp tác thanh toán nợ cho ngân hàng.
Trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá chỉ được tiến hành sau khi đã tổ chức cuộc đấu giá lần đầu nhưng không thành thì việc thực hiện kiểm sát được thực hiện như sau:
- Nếu đấu giá tài sản theo phương thức trả giá lên, khi đã hết thời hạn đăng ký tham gia mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người tham gia cuộc đấu giá, hoặc có nhiều người tham gia cuộc đấu giá nhưng chỉ có một người trả giá, hoặc có nhiều người trả giá nhưng chỉ có một người trả giá cao nhất và ít nhất bằng giá khởi điểm thì tài sản được bán cho người đó nếu người có tài sản đấu giá đồng ý bằng văn bản.
- Trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người tham gia cuộc đấu giá và chấp nhận giá khởi điểm hoặc chấp nhận mức giá sau khi đã giảm thì tài sản được bán cho người đó nếu người có tài sản đấu giá đồng ý bằng văn bản.
- Việc đấu giá tài sản chỉ được tiến hành sau khi đã thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục đấu giá tài sản theo quy định của Luật Đấu giá tài sản năm 2016 và không có khiếu nại liên quan đến trình tự, thủ tục cho đến ngày tổ chức cuộc đấu giá.
- Biên bản đấu giá ngoài phải thể hiện quá trình đấu giá chỉ có một người tham gia đấu giá hoặc chỉ có một người trả giá, chấp nhận giá hợp lệ; ý kiến đồng ý của người có tài sản đấu giá.
Cơ sở pháp lý: khoản 11 Điều 6 Quy định ban hành kèm Quyết định của Công văn 1862/VKSTC-V11 năm 2022.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 185 Luật Thương mại 2005 thì việc “Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất”.
Như vậy, Công ty có tài sản được bán tài sản bằng hình thức đấu giá do tự mình tổ chức mà không bắt buộc phải ký Hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá.
Những tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được bán đấu giá, bao gồm:
- Vật phẩm, nguyên liệu, phế liệu thu hồi sau xử lý không tận dụng được cho sửa chữa, sản xuất đạn dược, hoặc sử dụng làm mô hình học cụ phục vụ huấn luyện, hoặc đã làm biến dạng, vô hiệu hóa hoàn toàn tính năng cháy nổ và khả năng khôi phục lại hình dạng ban đầu để tái chế phục vụ sản xuất thì tổ chức bán đấu giá công khai cho các nhà máy trong Quân đội có công nghệ nấu luyện để nấu luyện làm phôi nguyên liệu dự trữ phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng;
- Tài sản là trang bị kỹ thuật, thiết bị, vật tư hàng hóa, sau khi vô hiệu hóa tính năng quân sự để tổ chức bán đấu giá công khai cho các đơn vị đủ tư cách pháp nhân trong và ngoài Quân đội.
Cơ sở pháp lý: Điều 17 Thông tư số: 126/2020/TT-BQP.
Việc thu hồi tài sản đã bán của doanh nghiệp phá sản được thực hiện trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện giao dịch dân sự vô hiệu, giao dịch dân sự được coi là vô hiệu khi:
- Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường;
- Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn;
- Tặng cho tài sản;
- Giao dịch ngoài mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Như vậy, việc thu hồi tài sản đã bán được thực hiện nếu thuộc các trường hợp trên.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 125, khoản 1 Điều 59 Luật Phá sản 2014.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn