Hiện nay, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở đang trở thành một xu hướng phổ biến trên thị trường bất động sản, đặc biệt là đối với các dự án nhà ở hình thành trong tương lai. Bài viết dưới đây của NPLaw sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về quy định pháp luật liên quan đến việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở tại Việt Nam.
Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở là một giao dịch phổ biến trong thị trường bất động sản, cho phép bên mua ban đầu chuyển quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng cho bên thứ ba. Giao dịch này tạo cơ hội cho những người chưa hoàn tất thủ tục mua bán nhà có thể thay đổi người mua mà không cần hoàn thành việc sở hữu. Tuy nhiên, để thực hiện chuyển nhượng hợp pháp và đảm bảo quyền lợi của các bên, cần tuân theo các quy định pháp luật hiện hành.
Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở là việc bên mua nhà ở ban đầu chuyển nhượng lại quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng mua bán nhà ở cho bên nhận chuyển nhượng. Thông thường, việc chuyển nhượng này xảy ra trước khi nhà ở được bàn giao hoặc trước khi hoàn tất các thủ tục chuyển quyền sở hữu.
Khoản 1 Điều 50 Luật kinh doanh bất động sản 2023 quy định điều kiện chuyển nhượng hợp đồng kinh doanh bất động sản bao gồm:
Như vậy, để chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở cần phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 96/2024/NĐ-CP, trình tự, thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện như sau:
Bước 1: Các bên thống nhất lập hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng theo mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này.
Bước 2: Một trong các bên nộp hồ sơ đề nghị tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản thực hiện chứng nhận hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng. Trường hợp bên chuyển nhượng hợp đồng là doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh bất động sản thì không bắt buộc phải thực hiện công chứng hợp đồng này.
Bước 3: Các bên tiến hành nộp thuế, phí và lệ phí liên quan.
Bước 4: Một trong các bên nộp hồ sơ đến chủ đầu tư dự án bất động sản để đề nghị chủ đầu tư xác nhận việc chuyển nhượng hợp đồng.
Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ các giấy tờ theo quy định, chủ đầu tư dự án bất động sản có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng và không được thu bất kỳ khoản kinh phí nào.
Bước 6: Sau khi hợp đồng được chủ đầu tư xác nhận, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của bên mua với chủ đầu tư theo hợp đồng đã ký và hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật kinh doanh bất động sản 2023, hợp đồng mua bán nhà ở được chuyển nhượng theo quy định của luật này gồm có:
Như vậy, có thể chuyển nhượng Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định của luật kinh doanh bất động sản nêu trên.
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ: “Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); ...”.
Như vậy, khi chủ đầu tư chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai thì phải xuất hóa đơn theo quy định trên.
Khi chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở, các bên cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo việc chuyển nhượng diễn ra đúng quy định, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình:
Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn