Quy định của pháp luật đối với tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo

Quảng cáo là một loại hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp, tổ chức nhằm giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình đến gần với công chúng và người tiêu dùng. Tuy nhiên, các tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo muốn thành lập và hoạt động phải đảm bảo các quy định pháp luật. Sau đây, hãy cùng NPLAW tìm hiểu các quy định đó qua bài viết dưới đây nhé!

I. Tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 quy định: Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 10 Luật Quảng cáo 2012 quy định: Tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội.

Theo đó có thể hiểu tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội, sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

II. Tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật Quảng cáo 2012 quy định Tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo có nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo bao gồm:

  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên;
  • Xây dựng bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp quảng cáo trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt; tổ chức thực hiện bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp quảng cáo;
  • Tham gia ý kiến xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động quảng cáo; các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quảng cáo và quy hoạch quảng cáo ngoài trời;
  • Đề cử đại diện và giới thiệu chuyên gia tham gia Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động quảng cáo; tư vấn, cung cấp thông tin, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quảng cáo và đạo đức nghề nghiệp;
  • Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh nhằm phát triển thị trường quảng cáo và nâng cao chất lượng sản phẩm quảng cáo;
  • Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quảng cáo, xây dựng niềm tin của người tiêu dùng;
  • Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

III. Điều kiện để thành lập tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo

Căn cứ vào khoản 1 Điều 10 Luật Quảng cáo 2012 thì: “Tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo được thành lập theo quy định của pháp luật về hội.”. Vì vậy, điều kiện để thành lập tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo cũng chính là điều kiện thành lập hội.

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 45/2010/NĐ-CP thì điều kiện thành lập tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo như sau:

- Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.

- Có điều lệ;

- Có trụ sở;

- Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo:

+) Tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập  tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo;

+) Tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo;

+) Tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo;

+) Tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo;

+) Tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo của các tổ chức kinh tế có thành viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký thanh gia thành lập tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo.

Đối với tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.

IV. Hướng dẫn cách thành lập tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo

Việc thành lập tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo được thực hiện theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Hồ sơ

Theo Điều 7 Nghị định 45/2010/NĐ-CP và khoản 1 Điều 2 Nghị định 33/2012/NĐ-CP quy định hồ sơ xin phép thành lập tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo gồm:

  • Đơn xin phép thành lập tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo.
  • Dự thảo điều lệ.
  • Danh sách những người trong ban vận động thành lập tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
  • Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo.
  • Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo.
  • Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).

2. Quy trình thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ xin phép thành lập tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo đầy đủ như mục 1 phần IV bài viết này.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền là Bộ Nội vụ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại Điều 14 Nghị định 45/2010/NĐ-CP.

Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền khi nhận hồ sơ xin phép thành lập tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo phải có giấy biên nhận.

Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định cho phép thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do theo Điều 9 Nghị định 45/2010/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 33/2012/NĐ-CP.

V. Một số câu hỏi về tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo

1. Tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo có là thành viên của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Luật Quảng cáo 2012 quy định như sau: “Thành phần của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo bao gồm đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện của tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan.”

Như vậy theo quy định trên đại điện của tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo là thành viên của hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo.

2. Mã ngành nghề của tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo là gì?

Căn cứ Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định mã ngành nghề quảng cáo là 7310. 

3. Những việc mà tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo không được phép thực hiện

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật Quảng cáo 2012 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo bao gồm:

  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên;
  • Xây dựng bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp quảng cáo trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt; tổ chức thực hiện bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp quảng cáo;
  • Tham gia ý kiến xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động quảng cáo; các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quảng cáo và quy hoạch quảng cáo ngoài trời;
  • Đề cử đại diện và giới thiệu chuyên gia tham gia Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động quảng cáo; tư vấn, cung cấp thông tin, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quảng cáo và đạo đức nghề nghiệp;
  • Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh nhằm phát triển thị trường quảng cáo và nâng cao chất lượng sản phẩm quảng cáo;
  • Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quảng cáo, xây dựng niềm tin của người tiêu dùng;
  • Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
  • Theo đó, tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo thực hiện các hành vi theo đúng quyền hạn và nhiệm vụ mà luật quy định nêu trên. Ngoài những việc trên thì tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo không được phép thực hiện bất kỳ việc nào khác, kể cả thực hiện hành vi quảng cáo.

VI. Có nên tìm luật sư để tư vấn về thành lập tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo không?

Các vấn đề liên quan đến thành lập tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo là một trong những thủ tục đòi hỏi về kinh nghiệm, sự hiểu biết về các quy định liên quan. Do đó, tìm luật sư để tư vấn là cần thiết vì:

  • Tránh mất thời gian, chi phí đi lại do không nắm rõ quy định về thành lập tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo;
  • Được đơn vị tư vấn pháp lý hỗ trợ về chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo;
  • Giảm tỷ lệ, hạn chế trường hợp hồ sơ bị sai sót, thiếu thành phần dẫn đến trường hợp bị từ chối;
  • Giải quyết kịp thời, nhanh chóng các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký thành lập tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo;

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) là một trong những công ty Luật uy tín, với kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực pháp lý, cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan