Trong hoạt động tố tụng, luật sư không chỉ đóng vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo mà còn có thể tham gia tố tụng trong vai trò bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho phía bị hại. Vậy sử dụng dịch vụ Luật sư bảo vệ cho người bị hại trong vụ án hình sự nào uy tín, chuyên nghiệp? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của NPLaw để biết thêm thông tin chi tiết.
Hiện nay, khái niệm của bị hại đã được rất nhiều các công trình nghiên cứu trước đây tổng kết và đưa ra. Có thể đưa ra một số ví dụ như sau:
Tác giả Trịnh Quang Thắng trong luận văn thạc sĩ “Người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” định nghĩa: “Người bị hại là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận”
Giáo trình luật tố tụng hình sự, Đại học Cần Thơ thì định nghĩa: “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”.
Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: “Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”.
Tuy ngắn gọn và có đôi chỗ khác biệt nhưng các khái niệm trên đều thừa nhận mối quan hệ nhân quả giữa tội phạm và thiệt hại của bị hại, cũng như những loại thiệt hại mà bị hại có thể phải gánh chịu do tội phạm gây nên. Tuy nhiên, với sự bổ sung tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp vào nhóm những tội khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại thì việc bổ sung chủ thể là cơ quan, tổ chức vào bị hại là cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế.
Như vậy, có thể hiểu “bị hại” là cá nhân, cơ quan, tổ chức chịu thiệt hại trực tiếp do tội phạm gây ra, hoặc đe dọa gây ra về thể chất, tinh thần, tài sản, uy tín.
Về mặt pháp lý, một người, cá nhân, tổ chức, cơ quan chỉ có thể được xem là bị hại khi được cơ quan tiến hành tố tụng xác định là bị hại. Hậu quả pháp lý là bị hại có những quyền và nghĩa vụ riêng của mình được pháp luật quy định. Tuy nhiên, đây chỉ là quy định về mặt hình thức. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả xem xét bị hại dưới góc độ là chủ thể chịu thiệt hại từ tội phạm. Vì thế các chủ thể này mới có quyền làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự với tư cách là bị hại, mà không cần phải chờ các cơ quan có thẩm quyền xác định tư cách bị hại rồi mới có quyền làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại.
Từ những phân tích nêu trên ta có thể rút ra một vài đặc điểm của bị hại như sau:
Thứ nhất, về chủ thể bị hại bao gồm là cá nhân, pháp nhân, tổ chức; Thiệt hại do tội phạm gây ra được phân chia bao gồm: Cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín. Tuy nhiên, cần lưu ý là hậu quả của sự thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc trong tất cả các trường hợp. Thiệt hại của bị hại phải là đối tượng tác động của tội phạm, tức là phải có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây ra cho bị hại. Đây là điều kiện quan trọng để phân biệt giữa bị hại và nguyên đơn dân sự hay các đương sự khác trong vụ án hình sự. Công dân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là bị hại khi và chỉ khi được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận.
Thứ hai, thiệt hại của bị hại phải do tội phạm trực tiếp gây ra, có mối quan hệ nhân quả và phải là thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản, danh dự.
Thiệt hại của bị hại phải do tội phạm trực tiếp gây ra khi tội phạm xâm phạm đến khách thể được pháp luật bảo vệ. Thiệt hại đó phải là trực tiếp, và có mối quan hệ nhân quả đối với tội phạm. Điều đó có nghĩa là, vì có tội phạm nên mới xảy ra thiệt hại, những hành vi của người thực hiện tội phạm trực tiếp gây ra những tổn thất, thiệt hại, cho bị hại. Không phải trường hợp nào bị thiệt hại do tội phạm cũng là bị hại, mà còn có thể là nguyên đơn dân sự hoặc bị đơn dân sự.
Thiệt hại của bị hại có thể là về thể chất (tính mạng, sức khỏe…), tinh thần (danh dự, nhân phẩm…), tài sản. Đối với những thiệt hại về thể chất và tài sản | thì có thể dễ dàng xác định thiệt hại; đối với những thiệt hại về tinh thần, uy tín của bị hại thì cần phải cẩn thận cân nhắc, đánh giá để xác định mức thiệt hại. Tuy nhiên, đối với những tội phạm xâm phạm về tinh thần, uy tín của bị hại thì đa số đều là “tội cấu thành hình thức, nghĩa là chỉ cần thực hiện hành vi xâm phạm đến danh dự, uy tín của bị hại thì đã đủ điều kiện để cấu thành tội phạm.
Quyền và nghĩa vụ của bị hại được quy định tại Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
* Quyền của bị hại:
Bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền:
- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của mình;
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
- Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;
- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
- Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;
- Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;
- Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
- Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa.
* Nghĩa vụ của bị hại:
Bị hại có nghĩa vụ:
- Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;
- Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Bị hại là đối tượng bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản do phạm tội gây ra. Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Nếu người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất và tinh thần thì cha, mẹ, người giám hộ của họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của bị hại. Trong trường hợp bị hại chết thì cha, mẹ, vợ , chồng, con của người bị hại tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của bị hại và có những quyền của bị hại.
Theo quy định hiện nay, chủ thể bị hại bao gồm là cá nhân, pháp nhân, tổ chức.
Chế định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại đã được quy định tương đối cụ thể trong pháp luật tố tụng hình sự qua các thời kỳ, vị trí, vai trò người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại dần dần được khẳng định. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 hiện hành với nhiều quy định tiến bộ, trong đó chế định “người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại” được quy định rõ ràng, cụ thể tại Điều 84. Theo đó, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại có thể là luật sư, người đại diện, bào chữa viên nhân dân, trợ giúp viên pháp lý (mở rộng thêm 2 đối tượng là người đại diện và trợ giúp viên pháp lý so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003). Ngoài ra, Điều 26 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng quy định “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”, theo đó, cùng với chủ thể là người bào chữa thì vị trí, vai trò tranh tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại được đề cao và phát huy không chỉ ở giai đoạn xét xử mà ở tất cả các giai đoạn của một quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC -TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH quy định về việc lấy lời khai, hỏi cung người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi như sau:
“Lấy lời khai, hỏi cung người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi
1. Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng dưới 18 tuổi có thể thực hiện tại nơi học tập, lao động và sinh hoạt của người đó hoặc nơi tiến hành điều tra. Việc hỏi cung bị can dưới 18 tuổi có thể thực hiện tại nơi cư trú của người đó hoặc nơi tiến hành điều tra. Trường hợp lấy lời khai, hỏi cung tại nơi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử thì phải sắp xếp, bố trí phòng lấy lời khai, hỏi cung bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý người dưới 18 tuổi.
Trường hợp lấy lời khai người bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì phải ưu tiên địa điểm lấy lời khai tại nơi cư trú của người đó; nếu không có nơi cư trú thì phải tiến hành tại cơ sở chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, việc lấy lời khai người bị hại dưới 18 tuổi có thể thực hiện tại những địa điểm sau đây:
- Nơi học tập, lao động và sinh hoạt của người đó;
- Nơi tiến hành điều tra.
Nếu lấy lời khai tại nơi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử thì phải sắp xếp, bố trí phòng lấy lời khai, hỏi cung bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý người dưới 18 tuổi.
Trường hợp lấy lời khai người bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì phải ưu tiên địa điểm lấy lời khai tại nơi cư trú của người đó. Nếu không có nơi cư trú thì phải tiến hành tại cơ sở chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật.
Đối với hậu quả pháp lý khi bị hại rút đơn yêu cầu thì tại khoản 2, khoản 3 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể như sau:
"Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
...
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Theo đó, hậu quả pháp lý khi bị hại rút đơn yêu cầu là:
- Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ;
- Trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì cơ quan tố tụng vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
- Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức."
Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm và ý chí chủ quan của người bị hại, nhiều hành vi được xác định có dấu hiệu tội phạm nhưng để khởi tố vụ án thì cần có đơn đề nghị của bị hại. Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định trong một số trường hợp đặc biệt, để đảm bảo lợi ích của bị hại mà cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định việc khởi tố vụ án mà sẽ thực hiện theo ý chí, mong muốn của bị hại.
Theo đó, Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định chín trường hợp chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Trường hợp một: Phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trường hợp hai: Phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tại khoản 1 Điều 135 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trường hợp ba: Phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trường hợp bốn: Phạm tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trường hợp năm: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính tại khoản 1 Điều.
Trường hợp sáu: Phạm tội hiếp dâm tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trường hợp bảy: Phạm tội cưỡng dâm tại khoản 1 Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trường hợp tám: Phạm tội làm nhục người khác tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trường hợp chín: Phạm tội vu khống tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Tại Điều 421 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất đối với người dưới 18 tuổi như sau:
“Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất
4. Thời gian lấy lời khai người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu bị hại là người dưới 18 tuổi thì chỉ được lấy lời khai tối đa hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
Công ty Luật Ngọc Phú với hơn nhiều năm phát triển, cùng đội ngũ Luật sư - chuyên viên pháp lý đông đảo, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự, chúng tôi đảm bảo cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ pháp lý uy tín, chất lượng với chi phí hợp lý và chính sách bảo mật tuyệt đối. Đến với Luật Ngọc Phú, chúng tôi cam kết:
Công ty Luật Ngọc Phú là đơn vị tiên phong và luôn dẫn đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp luật với đội ngũ luật sư uy tín hoạt động trên phạm vi toàn quốc, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chất lượng, uy tín hàng đầu. Hiện tại, ngoài hình thức tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, Luật Ngọc Phú còn cung cấp song song những dịch vụ có tính phí khác như soạn thư tư vấn, tư vấn trực tiếp tại văn phòng và đại diện khách hàng làm việc với các bên liên quan và với cơ quan nhà nước.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn