QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nếu thuộc một trong các trường hợp phải chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định của luật du lịch và các văn bản liên quan. Doanh nghiệp này sẽ phải thực hiện chấm dứt hoạt động theo các thủ tục luật định. Trong bài viết dưới đây, NPLaw sẽ làm rõ các thủ tục về chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành hiện nay.

I. Thực trạng về chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành hiện nay

Hiện nay, sau 2 năm bị tàn phá bởi đại dịch, lực lượng lao động lành nghề trong ngành du lịch đã kịp “yên bề gia thất” với các ngành khác. 

Tại Việt Nam, có hàng nghìn công ty lữ hành rơi vào tình cảnh thê thảm. Nếu là doanh nghiệp lữ hành nội địa, cơ hội sống sót vẫn còn khi đại dịch từng bước được khống chế, các chương trình kích cầu du lịch được phát động. Hè đến, người dân cũng đi du lịch trở lại. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp lữ hành quốc tế, con số thiệt hại là vô cùng lớn và cơ hội hồi phục cho các đơn vị đưa khách Việt đi du lịch nước ngoài còn rất mờ mịt.

Bởi vậy hiện nay ngày càng nhiều các doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành vì không thể cầm cự trong thị trường khắc nghiệt hậu covid. 

/upload/images/anh-1(2).pngII. Thực hiện chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành có khó không?

1. Quy trình thực hiện chấm dứt hoạt động  kinh doanh lữ hành

a. Quy trình thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế

Bước 1: Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế

Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;

Bước 2: Xử lý hồ sơ chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Tổng Cục Du lịch

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép ra quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Quyết định thu hồi giấy phép được gửi đến doanh nghiệp, cơ quan nhà nước về xuất nhập cảnh, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, công bố trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Bước 3: Rút tiền ký quỹ tại ngân hàng và trả giấy chứng nhận ký quỹ

Về hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

– Sau 60 ngày, kể từ ngày đăng quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, trường hợp không có khiếu nại, tố cáo liên quan đến nghĩa vụ đối với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch thì cơ quan cấp phép có văn bản gửi ngân hàng để doanh nghiệp được rút tiền ký quỹ; trường hợp có khiếu nại, tố cáo liên quan đến nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch thì cơ quan cấp phép phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan giải quyết theo quy định của pháp luật. Sau khi doanh nghiệp nhận được quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của Tổng cục Du lịch doanh nghiệp liên hệ với ngân hàng thực hiện ký quỹ để làm thủ tục rút tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế.

– Trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, tiền ký quỹ do tòa án quyết định theo quy định của pháp luật về phá sản.

b. Quy trình thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa

Bước 1:

Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa đến  Sở Du lịch/ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch – nơi doanh nghiệp có trụ sở;

Bước 2:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Du lịch/ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Quyết định thu hồi giấy phép được gửi đến doanh nghiệp, cơ quan nhà nước về xuất nhập cảnh, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, công bố trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

2. Cơ quan nào có thẩm quyền chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành

Doanh nghiệp khi có nhu cầu chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành cần gửi hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành đến cơ quan: Vụ Lữ hành, Tổng cục du lịch.

III. Quy định pháp luật về chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành

1. Hồ sơ thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành

Thứ nhất, trong trường hợp doanh nghiệp tự chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp

Thứ hai, trong trường hợp doanh nghiệp giải thể hoặc bị giải thể, hồ sơ gồm:

  • Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp;
  • Quyết định giải thể, biên bản họp của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp giải thể theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 201 của Luật Doanh nghiệp cụ thể do:
  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định giải thể của Tòa án trong trường hợp doanh nghiệp giải thể do bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như quy định tại điểm d khoản 1 Điều 201 của Luật Doanh nghiệp;

Thứ ba, trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, hồ sơ chấm dứt bao gồm:

  • Quyết định của Tòa án về việc mở thủ tục phá sản
  • Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp.

2. Mẫu đơn đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Phụ lục III-5 Danh mục ban kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT thì mẫu thông báo được quy định như sau:

/upload/images/anh-2(1).pngNhư vậy, mẫu thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh được quy định như trên.

IV. Một số câu hỏi thường gặp về chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành

1. Vẫn kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?

Căn cứ điểm a khoản 14, điểm c khoản 15, điểm a khoản 16 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:

“Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành

...

14. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động;

b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;

c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành;

d) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;

đ) Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành giả để hoạt động kinh doanh.

15. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 11 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 12, khoản 13 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 18 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 14 Điều này;

d) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 9 Điều này;

đ) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 14 Điều này.

16. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 8, điểm b khoản 12, điểm a và điểm b khoản 13, khoản 14 Điều này;

b) Buộc thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 7 Điều này.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch

1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.

2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.

3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.

Theo quy định trên, doanh nghiệp vẫn kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động là bao lâu?

Theo quy định Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hoá và quảng cáo quy định như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

1. Bổ sung Điều 2a vào sau Điều 2 như sau:

“Điều 2a. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch là 01 năm.

2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được quy định như sau:

a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;

b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;

c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong lĩnh vực du lịch

a) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;

b) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.

4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.”

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động là 01 năm.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động không?

Theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch như sau:

“Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 theo thẩm quyền quy định tại Điều 20 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.”

Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 45/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:

“Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

...

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.

...”

Theo đó, doanh nghiệp vẫn kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không được quyền xử phạt doanh nghiệp này.

/upload/images/anh-3(1).png

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành

Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của NPLaw cung cấp bao gồm:

– Tư vấn các quy định về thủ tục, trình tự chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành;

– Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin để hoàn thiện hồ sơ xin chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành;

– Soạn thảo hồ sơ chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành cho khách hàng;

– Thay mặt doanh nghiệp thực hiện các thủ tục xin chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình xin chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành;

– Nhận và bàn giao cho khách hàng kết quả;

Trên đây là toàn bộ quy định pháp luật liên quan đến Thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành. Là một trong những đơn vị có uy tín và năng lực hàng đầu trong lĩnh vực Giấy phép kinh doanh lữ hành, NPLaw tin tưởng sẽ làm hài lòng Quý khách hàng khi sử dụng dịch vụ do đơn vị chúng tôi cung cấp.

Thông tin liên hệ tới Công ty Luật TNHH Ngọc Phú 

Địa chỉ: 139H4 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Website: nplaw.vn 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan

A PHP Error was encountered

Severity: Core Warning

Message: PHP Startup: Unable to load dynamic library 'pdo_mysql.so' (tried: /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so: cannot open shared object file: No such file or directory), /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so: cannot open shared object file: No such file or directory))

Filename: Unknown

Line Number: 0

Backtrace: