QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ SẢN XUẤT MỸ PHẨM

Mỹ phẩm Việt hiện đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm bởi tiềm năng thị trường lớn do người tiêu dùng ngày càng ưu tiên sử dụng hàng nội địa cùng với sự hỗ trợ của công nghệ, các trang tin xã hội, người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận mua hàng. Tuy nhiên, đây là mặt hàng ảnh hưởng tới sức khỏe con người nên hành lang pháp lý quy định chặt chẽ về quy trình sản xuất như năng lực sản xuất, công bố chất lượng mỹ phẩm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho quý khách hàng một số thông tin cần thiết về sản xuất mỹ phẩm.

I. Sản xuất mỹ phẩm có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư hay không? 

Theo khoản 9 Điều 3 Luật đầu tư 2020 quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện cá nhân, tổ chức phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Theo Điều 7 Luật đầu tư 2020 thì ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:

“1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.

3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

…”

Với quy định trên thì sản xuất mỹ phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư và ngành nghề này phải đáp ứng các điều kiện theo quy định khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

II. Điều kiện để sản xuất mỹ phẩm là gì?

  • Điều kiện về nhân sự: 

Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.

  • Điều kiện về cơ sở vật chất:

- Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;

- Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.

  • Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau:

-  Nguyên liệu, phụ liệu dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất;

- Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

- Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm;

- Có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm.

III. Quy định về sản xuất mỹ phẩm

3.1. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm

Bộ Y tế là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm cho các cơ sở sản xuất mỹ phẩm trong khu vực theo các hình thức và trình tự sau:

Phiếu tiếp nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm áp dụng cho các trường hợp sau:

a) Cơ sở sản xuất đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;

b) Cơ sở sản xuất đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm nhưng đã chuyển địa điểm sản xuất;

c) Cơ sở sản xuất đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm nhưng có thêm dây chuyền sản xuất so với dây chuyền đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm bao gồm các tài liệu sau:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo Mẫu số 02 quy định tại Biểu công bố kèm theo Đơn đặt hàng này;

b) Sơ đồ mặt bằng và thiết kế của cơ sở sản xuất;

c) Danh mục thiết bị hiện có của cơ sở sản xuất;

d) Danh mục sản phẩm đang thực hiện hoặc kế hoạch và tiêu chuẩn chất lượng cho từng mặt hàng.

3.2. Quy trình xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm

Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm

Các bản ghi được nộp trực tiếp hoặc gửi đến Bộ Y tế tỉnh nơi đặt kế hoạch sản xuất.

Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được nhu cầu sản xuất đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm Bộ Y tế chịu trách nhiệm xác minh tài liệu lưu trữ và thực hiện một trong những hoạt động này sau:

Vấn đề tập tin Theo Mẫu số 05 được chỉ định trong Phụ lục phát hành với Nghị định này nếu các tệp hoàn tất và có giá trị theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này; thông báo bằng văn bản nội dung không đầy đủ và hợp lệ.

Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm

– Trước khi thực hiện sản xuất cơ sở sản xuất mỹ phẩm áp dụng cho yêu cầu chứng nhận sản xuất mỹ phẩm có trình độ tại Bộ Y tế.

– Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và phí đánh giá hợp lệ theo quy định Bộ Y tế phải kiểm tra các tổ chức sản xuất và cấp cho sản xuất thẩm mỹ đủ tiêu chuẩn; Trong trường hợp cấp chứng chỉ hoặc yêu cầu sửa đổi và khắc phục các tổ chức thông báo bằng văn bản và chỉ ra rõ ràng lý do.

– Đối với trường hợp sáng tạo yêu cầu thay đổi khắc phục:

  • Tổ chức sản xuất mỹ phẩm phải thay đổi và khắc phục và gửi báo cáo cho Bộ Y tế;
  • Sở Y tế chịu trách nhiệm xem xét các báo cáo và đánh giá về hồ sơ hoặc kiểm tra lại các cơ sở sản xuất mỹ phẩm (trong các trường hợp cần thiết). Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được báo cáo khắc phục cơ quan kiểm tra phải đáp ứng bằng văn bản về kết quả của các bài kiểm tra;
  • Trong trường hợp 06 tháng kể từ ngày phát hành tài liệu yêu cầu các cơ sở sản xuất mỹ phẩm thay đổi khắc phục nếu Bộ Y tế không nhận được báo cáo khắc phục của cơ sở yêu cầu chứng nhận trợ cấp giấy đủ điều kiện cho Việc sản xuất mỹ phẩm sản xuất cơ sở không còn hiệu lực.

– Đối với các cơ sở sản xuất thẩm mỹ đã cấp Giấy chứng nhận “Thực hành sản xuất mỹ phẩm” (CGMPAESEAN):

  • Bộ Y tế có tài liệu tại Bộ Y tế nơi nhà máy sản xuất mỹ phẩm được đặt trong chứng nhận mỹ phẩm của sản xuất mỹ phẩm có trình độ;
  • Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các văn bản của Bộ Y tế, Bộ Y tế chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm cho các cài đặt này sản xuất mỹ phẩm.

IV. Giải đáp các thắc mắc về sản xuất mỹ phẩm

4.1. Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn thế nào?

Nguồn nước được dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe trước khi đưa vào sản xuất mỹ phẩm:

- Hệ thống xử lý nước cấp cho dây chuyền sản xuất mỹ phẩm phải cho ra nguồn nước đáp ứng được các yêu cầu chất lượng nước siêu tinh khiết. Loại bỏ được hoàn toàn các thành phần trong nước, hầu như chỉ còn lại phân tử nước H2O;

- Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nguồn nước có đạt được mức siêu tinh khiết không là đánh giá chỉ số điện trở hay độ dẫn điện của nước. Nước có độ dẫn điện càng thấp thì nước càng tinh khiết;

- Ngoài ra, nguồn nước thành phẩm của hệ thống cấp nước cho sản xuất mỹ phẩm phải được vô trùng. Chỉ tiêu vi sinh được kiểm tra phải ở mức không phát hiện;

- Hệ thống lọc nước tinh khiết cho sản xuất mỹ phẩm phải có các thiết bị đo online. Chỉ số đo độ dẫn điện của nước luôn được theo dõi liên tục. Dễ vận hành, tiết kiệm chi phí, hoạt động ổn định. 

4.2. Tự ý sản xuất kem trộn có bị phạt vi phạm hành chính hay không?

Theo quy định tại Điều 70 Nghị định 117/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 20 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về việc vi phạm quy định về sản xuất mỹ phẩm như sau:

"Điều 70. Vi phạm quy định về sản xuất mỹ phẩm

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sản xuất mỹ phẩm khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;

b) Giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;

c) Không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, cá nhân tự ý sản xuất kem trộn khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm thì có thể bị phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Đồng thời, buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm đối với hành vi quy định.

4.3. Sản xuất mỹ phẩm có cần xin giấy phép không?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 93/2016/NĐ-CP về điều kiện hoạt động của cơ sở sản xuất mỹ phẩm quy định như sau:

“Điều 3. Điều kiện hoạt động của cơ sở sản xuất mỹ phẩm

1. Được thành lập hợp pháp.

2. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này”

Như vậy, pháp luật bắt buộc phải các cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.

V. Tìm luật sư tư vấn về các vấn đề khi sản xuất mỹ phẩm

Khách hàng làm thủ tục công bố chất lượng mỹ phẩm tại NPLaw sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi như sau:

  • Tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến việc Công bố chất lượng mỹ phẩm:
  • Tư vấn và giải đáp thắc mắc về những quy định của Nhà nước và các thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm.
  • Tư vấn làm hồ sơ tài liệu chuẩn để tiến hành làm thủ tục công bố chất lượng mỹ phẩm và các vấn đề liên quan (nếu có)
  • Đại diện cho khách hàng hoàn tất các thủ tục Công bố chất lượng mỹ phẩm như sau.
  • Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, chúng tôi sẽ tiến hành soạn hồ sơ công bố chất lượng mỹ phẩm cho khách hàng theo đúng quy định của nhà nước.
  • Đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan và nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận.

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, Hãng luật NPLaw tự tin sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của quý khách về các vấn đề. Mọi thắc mắc xin liên hệ với NPLaw để được giải đáp nhanh nhất.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú 

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan