Ngày càng nhiều thông tin cá nhân của người sử dụng được lưu trữ trên mạng. Nếu những thông tin này không được bảo vệ một cách thích hợp, kẻ xấu có thể thu thập và khai thác trái phép. Vậy bảo mật thông tin cá nhân là gì? Các quy định của pháp luật về bảo mật thông tin cá nhân?. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu thông qua bài viết này.
Bảo mật thông tin cá nhân là bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm tránh khỏi sự “đánh cắp, ăn cắp” bởi những kẻ xấu hoặc tin tặc. An ninh thông tin cũng như sự bảo mật toàn thông tin nói chung. Duy trì tính bảo mật, tính toàn vẹn toàn diện và tính sẵn sàng cho toàn bộ thông tin.
Các văn bản pháp luật quy định việc thông tin cá nhân phải được bảo mật như sau:
Điểm c khoản 1 Điều 91 Luật Dược 2016 quy định: “Được giữ bí mật thông tin có liên quan”
Điểm đ khoản 2 Điều 126 Luật hàng không dân dụng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2019): “Bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Điều 21 Luật công nghệ thông tin 2006
“1. Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác có trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo cho người đó biết về hình thức, phạm vi, địa điểm và mục đích của việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người đó;
b) Sử dụng đúng mục đích thông tin cá nhân thu thập được và chỉ lưu trữ những thông tin đó trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận giữa hai bên;
c) Tiến hành các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá huỷ;
d) Tiến hành ngay các biện pháp cần thiết khi nhận được yêu cầu kiểm tra lại, đính chính hoặc hủy bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này; không được cung cấp hoặc sử dụng thông tin cá nhân liên quan cho đến khi thông tin đó được đính chính lại.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác mà không cần sự đồng ý của người đó trong trường hợp thông tin cá nhân đó được sử dụng cho mục đích sau đây:
a) Ký kết, sửa đổi hoặc thực hiện hợp đồng sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng;
b) Tính giá, cước sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng;
c) Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Luật này cũng quy định khá rõ về “nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng” (Điều 16), việc “thu thập và sử dụng thông tin cá nhân” (Điều 17), việc “cập nhật, sửa đổi và hủy bỏ thông tin cá nhân” (Điều 18), yêu cầu “bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên mạng” (Điều 19) và “trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng” (Điều 20)
Cụ thể, theo quy định của Điều 38 BLDS (Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình)
Hiện nay vẫn còn nhiều người dùng điện thoại, máy tính chưa ý thức được đầy đủ việc bảo mật thông tin cá nhân trên bởi vì họ cho rằng không cần thiết. Tuy nhiên, đây là một hành vi rất nguy hiểm. Vì vậy hãy tham khảo một số cách bảo mật thông tin cá nhân dưới đây:
Thứ nhất, hãy đặt mật khẩu khó đoán: hầu hết mọi người thường đặt mật khẩu đơn giản để cho dễ nhớ. Việc làm này đã tạo điều kiện cho tội phạm có thể dễ dàng tiếp cận đến các tài khoản mạng xã hội hay nguy hiểm hơn là thẻ tín dụng chỉ qua vài thao tác tấn công đơn giản.Hãy cố gắng đặt mật khẩu có chứa cả từ in hoa, chữ in thường, ký hiệu và chữ số nhằm nâng cao tính bảo mật cho mật khẩu của bạn. Nếu bạn sợ mình đãng trí thì có thể ghi chú lại trong sổ, hoặc một mảnh giấy và cất vào ví để tránh trường hợp quên mất.
Thứ hai, hãy thay đổi mật khẩu thường xuyên: sẽ giúp hạn chế rủi ro kẻ gian đoán được mật khẩu của bạn. Mẹo ở đây dành cho bạn đó là bạn nên có một vài mật khẩu, sau đó thay đổi qua lại với tần suất 3 tháng/1 lần giữa những mật khẩu đó.
Hiện nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển, mạng xã hội ngày càng phổ biến thì cũng là nơi để kẻ gian thực hiện những hành vi vi phạm để đánh cắp thông tin cá nhân của người khác. Vậy hãy cùng thử một số cách bảo mật thông tin khi sử dụng internet như sau:
Thứ nhất, không nhấp vào những đường link lạ
Thứ hai, không tin tưởng người quen biết thông qua mạng
Thứ ba, không chia sẻ thông tin cá nhân bừa bãi
Thứ tư, thực hiện đăng xuất tài khoản cá nhân
Thứ năm, không cài đặt những ứng dụng, phần mềm lạ
Thứ sáu, không nên chia sẻ thông tin cá nhân quá nhiều lên mạng xã hội
Thứ bảy, nên kích hoạt bảo mật hai lớp để bảo mật thông tin
Bạn cần làm ngay 6 bước sau để xử lý khi bị lộ thông tin cá nhân
Pháp luật đã có những chế tài để xử phạt các hành làm lộ thông tin của người khác.
Căn cứ điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thu thập thông tin cá nhân khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thông tin đó;
b) Cung cấp thông tin cá nhân cho bên thứ ba khi chủ thể thông tin cá nhân đã yêu cầu ngừng cung cấp.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
a) Sử dụng không đúng mục đích thông tin cá nhân đã thỏa thuận khi thu thập hoặc khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân;
b) Cung cấp hoặc chia sẻ hoặc phát tán thông tin cá nhân đã thu thập, tiếp cận, kiểm soát cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của chủ thông tin cá nhân;
c) Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ thông tin cá nhân do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, các điểm b và c khoản 2 Điều này”
Ngoài ra, người đưa thông tin cá nhân của người khác lên mạng máy tính, mạng viễn thông cũng có thể bị xử lý vi phạm hình sự khi có những hành vi như sau:
“Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;
+ Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;
+ Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.”
(Theo Điều 288 Bộ luật hình sự 2015)
Trên đây là bài viết về Bảo mật thông tin cá nhân, hi vọng mang lại cho quý khách hàng những thông tin hữu ích. NPLaw là một Hãng luật chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý toàn diện liên quan đến: Đầu tư kinh doanh; Doanh nghiệp; Bất động sản; Sở hữu trí tuệ; Lao động; Tư vấn soạn thảo, đàm phán và hỗ trợ ký kết các Thỏa thuận/Hợp đồng thương mại trong ngoài nước; Tư vấn và hỗ trợ tiến hành thủ tục xin cấp các loại giấy phép con… Vì vậy quý khách hàng có bất kỳ vấn đề nào về pháp lý hãy đến ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn