Hiện nay, pháp luật đã đặt ra quy định về bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác. Tuy nhiên, những quy định này mới chỉ quy định những vấn đề chung, cơ bản nên cần có sự giải thích hướng dẫn áp dụng cụ thể để phát huy được hiệu quả, không để xảy ra tình trạng trả thù người đứng ra làm chứng. Vậy quy định pháp luật bảo vệ người làm chứng như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu.
- Trong lĩnh vực tố tụng hình sự
Theo Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
- Trong lĩnh vực tố tụng dân sự
Điều 77 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định: Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng
- Trong lĩnh vực tố tụng hành chính
Khoản 1 Điều 62 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định: Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ án được đương sự đề nghị và Tòa án triệu tập tham gia tố tụng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.
Người làm chứng được xếp vào một trong những chủ thể tham gia tố tụng và sự có mặt của họ đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án. Tuy nhiên, chính vì người làm chứng có địa vị pháp lý quan trọng như vậy mà chủ thể này phải chịu những mối đe dọa từ phía những người chịu bất lợi bởi lời khai của họ. Vì vậy, bảo vệ người làm chứng là đảm bảo được quyền công dân của người làm chứng và giúp giúp quá trình giải quyết vụ việc diễn ra hiệu quả.
Căn cứ Điều 78 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định quyền, nghĩa vụ của người làm chứng trong tố tụng dân sự như sau:
- Cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được có liên quan đến việc giải quyết vụ việc.
- Khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ việc.
- Được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình hoặc việc khai báo đó có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình.
- Được nghỉ việc trong thời gian Tòa án triệu tập hoặc lấy lời khai, nếu làm việc trong cơ quan, tổ chức.
- Được thanh toán các khoản chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng.
- Bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật do khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác.
- Phải có mặt tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án nếu việc lấy lời khai của người làm chứng phải thực hiện công khai tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp; trường hợp người làm chứng không đến phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ cản trở việc xét xử, giải quyết thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, phiên họp, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
- Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
Trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính, người làm làm chứng có có thể yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng (khoản 6 Điều 78 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và điểm i khoản 2 Điều 62 Luật Tố tụng hành chính 2015).
Trong tố tụng hình sự, theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người làm chứng có quyền yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa.
Theo Điều 486 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định các biện pháp bảo vệ người làm chứng như sau:
Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp dụng những biện pháp sau đây để bảo vệ họ:
- Bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ;
- Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ để bảo đảm an toàn cho họ;
- Giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ;
- Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ, nếu được họ đồng ý;
- Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật;
- Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 12 Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người tham gia tố tụng vụ án hình sự có người làm chứng.
Như vậy, người làm chứng là người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự.
Trong tố tụng hình sự, theo điểm b khoản 3 Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định người làm chứng có quyền yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa.
Trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính, theo theo quy định tại khoản 6 Điều 78 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và điểm i khoản 2 Điều 62 Luật Tố tụng hành chính 2015, người làm làm chứng có có thể yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng.
Như vậy, người làm chứng được bảo vệ trong trường hợp bị đe dọa, trả thù.
Trong lĩnh vực tố tụng hình sự:
Theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, việc lấy lời khai của người làm chứng được thực hiện theo quy định như sau:
- Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tại nơi tiến hành điều tra, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của người đó.
- Nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc, trao đổi với nhau trong thời gian lấy lời khai.
- Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định tại Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Việc này phải ghi vào biên bản.
- Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên phải hỏi về mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng. Điều tra viên yêu cầu người làm chứng trình bày hoặc tự viết một cách trung thực và tự nguyện những gì họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi.
- Trường hợp xét thấy việc lấy lời khai của Điều tra viên không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật hoặc xét cần làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra hoặc để quyết định việc truy tố thì Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người làm chứng. Việc lấy lời khai người làm chứng cũng được tiến hành theo quy định trên đây.
Trong lĩnh vực tố tụng hành chính và dân sự:
Theo Điều 86 Luật Tố tụng hành chính 2015 và Điều 98 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thủ tục lấy lời khai của người làm chứng được tiến hành như việc lấy lời khai của đương sự
Thủ tục lấy lời khai như sau:
- Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình.
- Trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Tòa án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản.
- Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Tòa án, trong trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án.
- Biên bản ghi lời khai của đương sự phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Đương sự có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận.
- Biên bản phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản và dấu của Tòa án; nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai. Trường hợp biên bản ghi lời khai của đương sự được lập ngoài trụ sở Tòa án thì phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản. Trường hợp đương sự không biết chữ thì phải có người làm chứng do đương sự
Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng không được trở thành người bào chữa.
Như vậy, người làm chứng không được trở thành người bào chữa trong cùng một vụ án hình sự
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn