Ngày nay, trong thời kỳ hội nhập, các tổ chức, cá nhân đã quen dần với giá trị tài sản sở hữu trí tuệ. Do vậy, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã chú trọng ban hành những chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ, triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ nhằm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó, việc đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp đã được các doanh nghiệp quan tâm nhằm góp phần nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thông qua bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp cho quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới đăng ký nhãn hiệu tại Nha Trang.
Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa có 540 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh và khoảng 10.000 hộ sản xuất kinh doanh cá thể có giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn, đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng GDP của tỉnh.
Một thực trạng thường xuyên xảy ra cũng đáng báo động là tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thời gian qua diễn ra nhiều hơn trước. Hiện nay, không chỉ có các mặt hàng có giá trị lớn mới bị vi phạm quyền kiểu dáng công nghiệp. Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, bắt chước kiểu dáng công nghiệp thường lợi dụng uy tín của các doanh nghiệp với những sản phẩm đã có thương hiệu để làm nhái, làm giả về kiểu dáng, bao bì, thậm chí nhãn mác. Thực trạng vi phạm ngày càng phức tạp, đa dạng không chỉ là mối quan ngại riêng cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, mà đã trở thành mối lo ngại chung của toàn xã hội, gây cản trở đến sự phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự ý thức và chú ý đến việc đăng ký bảo hộ độc quyền kiểu dáng sản phẩm của mình, chưa có kế hoạch bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ một cách khoa học. Thực tế cho thấy, có rất ít doanh nghiệp Việt Nam có bộ phận chuyên chăm lo về sở hữu trí tuệ; việc phát hiện vi phạm sở hữu trí tuệ vì vậy thường không kịp thời. Một lý do nữa là việc xử lý vi phạm nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp mới chủ yếu dừng ở mức xử phạt hành chính, và mức phạt cũng chưa đủ sức răn đe đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm.
Như vậy, qua kết quả khảo sát của 280 doanh nghiệp trên địa bàn, có thể thấy, chỉ có 28,6% doanh nghiệp được khảo sát đã nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và 14,3% đã nộp đơn đăng ký kiểu dáng. Các doanh nghiệp có doanh thu càng cao thì xu hướng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng càng nhiều, trong khi các doanh nghiệp có doanh thu càng thấp thì càng ít nộp đơn đăng ký. Do đó, thời gian qua số đơn đăng ký nhãn hiệu và kiểu dáng trên địa bàn còn thấp là do đại đa số doanh nghiệp tại Nha Trang là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, chưa đủ mạnh, sản phẩm chưa có tính cạnh tranh cao, chưa chiếm lĩnh được thị trường nên việc đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng của doanh nghiệp còn rất hạn chế đây là nguyên nhân quan trọng và sâu xa. Bên cạnh là các nguyên nhân khác như: doanh nghiệp thiếu thông tin về sở hữu trí tuệ; thiếu sự tư vấn từ các tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ; e ngại tốn thời gian và kinh phí; thiếu sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý; thủ tục đăng ký phức tạp. Rất ít doanh nghiệp cho rằng việc đăng ký nhãn hiệu, kinh doanh là không thiết thực.
Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu. Đăng ký nhãn hiệu hay không đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu.
Mặc dù đăng ký nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc nhưng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lại là rất cần thiết và là cơ sở để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.
“Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Như vậy, người được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ là chủ sở hữu của nhãn hiệu đã đăng ký và được hưởng quyền đối với nhãn hiệu trong phạm vi bảo hộ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu làm căn cứ chứng minh quyền của mình mà không cần chứng cứ nào khác.
Khi đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ được pháp luật bảo hộ toàn diện. Theo đó, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng nhãn hiệu tương tự như bạn, trong cùng lĩnh vực. Điều này giúp sản phẩm của bạn là độc quyền trên thị trường. Góp phần hạn chế tối đa sự nhầm lẫn của người tiêu dùng.
Hành vi xâm phạm nhãn hiệu được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Điển hình nhất là hành vi sử dụng logo, nhãn hiệu tương đương trong cùng lĩnh vực. Nếu không đăng ký nhãn hiệu, sẽ rất khó để bạn đòi lại quyền lợi của mình. Ngược lại, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ là căn cứ pháp lý vững chắc chống lại hành vi trên.
Đăng ký nhãn hiệu là công việc mà mỗi doanh nghiệp cần phải biết và hiểu rõ tầm quan trọng của nó. Bởi chỉ khi đăng ký nhãn hiệu thì doanh nghiệp mới được độc quyền sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của mình, mua bán, tạo ra lợi nhuận từ nhãn hiệu, thương hiệu của mình, cũng như phòng tránh và bảo vệ nhãn hiệu của mình trước các hành vi xâm phạm vào nhãn hiệu, thương hiệu từ các chủ thể kinh doanh khác.
Như vậy, có thể hiểu đăng ký nhãn hiệu không hề khó nhưng quý khách hàng có thể gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian khi không thực hiện đúng cách.
Bởi vậy, việc đăng ký nhãn hiệu trọn gói tại Nha Trang Khánh Hòa được thực hiện tại NPLaw là giải pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và nộp lệ phí đăng ký
Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các hình thức sau:
Ngay khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn phải nộp lệ phí đăng ký cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thẩm định hình thức: 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Thời hạn công bố Đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ: 02 tháng
Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thẩm định nội dung của nhãn hiệu: 09-12 tháng
Bước 4: Thông báo dự định cấp/ từ chối cấp văn bằng
Kết thúc thời gian thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và ghi rõ lý do.
Bước 5: Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng, người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng nhãn hiệu.
Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Căn cứ vào quy định tại Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022 về thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp:
Thẩm định về hình thức là bước đầu trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, thực hiện nhằm mục đích kiểm tra hình thức và cách thức trình bày của các tài liệu có trong đơn; kiểm tra tính pháp lý về chủ thể nộp đơn, về hồ sơ hưởng quyền ưu tiên;
Thời gian: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Đây là bước giúp chủ đơn theo dõi quá trình thẩm định đơn.
Thời gian: 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ sau khi đã thẩm định hình thức.
Thẩm định về nội dung nhằm mục đích kiểm tra chi tiết nhãn hiệu có bị trùng hay tương tự với nhãn hiệu khác hay không, đánh giá khả năng được cấp Văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu;
Thời gian: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Như vậy, tổng thời gian đăng ký nhãn hiệu từ lúc nộp hồ sơ đến khi được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật là 12 tháng.
Tuy nhiên trên thực tế, thời gian đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài lên tới 18 - 24 tháng bởi các lý khách quan như:
- Số lượng đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ ngày càng nhiều, việc thẩm định đơn sẽ ngày càng kéo dài hơn.
- Đơn đăng ký thường bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung do hồ sơ, tài liệu có sai sót về hình thức.
Việc tra cứu nhãn hiệu chưa triệt để do kiến thức chuyên môn không có vì vậy rất nhiều quý khách hàng thường gặp phải, tra cứu sơ xài dẫn đến việc đánh giá thiếu chính xác và kết quả là nhãn hiệu trùng lặp và không được Cục xét duyệt và từ chối.
Việc này vô tình gây mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị lại, chi phí bị phát sinh tốn kém. Chính vì vậy trước khi làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu thì chủ đơn cần lưu ý và tra cứu thật kỹ, còn để đảm bảo chính xác nếu chúng ta không có chuyên môn, kinh nghiệm thì nên nhờ các đơn vị luật hỗ trợ tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.
Hồ sơ đăng ký cần đầy đủ và cần người có kinh nghiệm hoặc am hiểu để có thể khai đơn chính xác như việc phân loại danh mục/sản phẩm cần bảo hộ hay làm tờ khai đăng ký (Đây là một trong những yếu tố cần thiết để cơ quan chức năng dựa vào để quyết định cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ),…
Hồ sơ chuẩn bị gồm các tài liệu sau:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu số 04-NH Phụ lục A Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
– 05 Mẫu nhãn hiệu;
– Danh mục sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu;
– 01 Giấy ủy quyền (trường hợp được chủ sở hữu ủy quyền đăng ký);
– Các chứng từ nộp phí đăng ký (nếu nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp vào tài khoản của Cục SHTT);
– Một số giấy tờ khác theo quy định tại Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ.
Chủ đơn cần phải có ý kiến phản hồi khi nhận được thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong trường hợp đơn không sai hay thiếu sót gì để phản bác lại ý kiến của Cục SHTT.
Trường hợp không đồng ý với quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ, chủ đơn có thể gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Nếu không có kiến thức chuyên môn thì khi thực hiện việc này rất khó khăn và mất thời gian mà không giải quyết được vấn đề gì.
Nhận biết được những khó khăn cũng như nhu cầu đăng ký nhãn hiệu của khách hàng rất cao cho nên nhiều công ty đã tiến hành cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, NPLaw vẫn luôn là sự ưu tiên hàng cầu của khách hàng khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu vì các lý do sau:
- Đăng ký nhãn hiệu giá rẻ: chúng tôi tự tin khẳng định chi phí để được đăng ký nhãn hiệu tại NPLaw là mức chi phí phù hợp với khách hàng và có tính cạnh tranh. Chúng tôi đem sự hài lòng của khách hàng làm tôn chỉ của sự phát triển. Vì thế, để khách hàng nhận được dịch vụ tốt nhất thì chúng tôi không đặt nặng vấn đề tài chính.
- Phong phú về các hình thức đăng ký nhãn hiệu. Chúng tôi có nhận đăng ký các dịch vụ như đăng ký nhãn hiệu cho các nhãn hiệu quốc tế, đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm,…
- Khi nhận đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng, chúng tôi sẽ kiểm tra đăng ký nhãn hiệu của các bạn trên hệ thống để chắc chắn rằng các bạn không bị trùng nhãn hiệu.
- Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu trực tuyến để tiết kiệm thời gian
- Có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu nói riêng. Chúng tôi tự tin rằng có thể giải đáp mọi thắc mắc và khó khăn của các bạn để đem đến chất lượng dịch vụ tốt nhất.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn