Nhằm giảm chi phí vận chuyển, tăng doanh thu hay tạo điều kiện thuận lợi trong việc chăm sóc khách hàng, các công ty hiện nay đang có xu hướng đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh, nơi thực hiện các giao dịch mua bán tại nhiều tỉnh, thành khác nhau. Vậy, quy định pháp luật về địa điểm kinh doanh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn vấn đề này.
Theo quy định khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định về địa điểm kinh doanh như sau: “Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.”
Dẫn chiếu với khoản 2 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: “Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh”.
Như vậy, để thuận tiện cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể đăng ký địa điểm kinh doanh cùng địa chỉ hoặc khác địa chỉ với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để có thể thuận lợi trong việc chăm sóc khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi để tăng doanh thu.
Theo Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tên địa điểm kinh doanh như sau:
- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
- Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
- Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hiện nay Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
Theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh như sau:
Sự khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh theo Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 và Thông tư 302/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí môn bài như sau:
Nội dung | Chi nhánh | Địa điểm kinh doanh |
Hoạt động kinh doanh | Được đăng ký tất cả các ngành mà công ty đăng ký | Được đăng ký một số ngành mà công ty đăng ký |
Con dấu | Có con dấu riêng của chi nhánh | Không có con dấu riêng |
Cách đặt tên | Tên chi nhánh bắt buộc phải có chữ “chi nhánh” | Tên địa điểm kinh doanh bắt buộc phải có chữ “địa điểm kinh doanh” |
Việc ký kết hợp đồng | Được phép ký hợp đồng | Không được ký hợp đồng |
Lập hoá đơn | Được phép lập hoá đơn | Không được lập hoá đơn |
Mã số thuế | Có mã số thuế riêng | Không có mã số thuế riêng |
Hạch toán thuế | Có 2 phương pháp hạch toán thuế là phụ thuộc và độc lập. | Hạch toán thuế hoàn toàn phụ thuộc vào công ty. |
Theo khoản 3 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 quy định địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh. Như vậy, địa điểm kinh doanh được phát sinh hoạt động kinh doanh.
Địa điểm kinh doanh phải nộp thuế môn bài. Cụ thể, theo Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật là đối tượng phải nộp lệ phí môn bài.
Theo khoản 3 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 quy định địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Cho nên địa điểm kinh doanh không phải đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.
Theo Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định thì địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh có thể là nhiều nơi nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh.
Khi đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký chỉ ghi thông tin về địa chỉ chứ không ghi diện tích để thực hiện hoạt động kinh doanh là bao nhiêu.
Theo điểm đ khoản 3 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP ra quy định Buộc gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Theo điểm c khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp đối với trường hợp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh sẽ bị phạt từ từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Như vậy thông báo địa điểm kinh doanh phải gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Trên đây là những thông tin xoay quanh địa điểm kinh doanh. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về địa điểm kinh doanh, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn