Sau một thời gian hoạt động doanh nghiệp, việc mở rộng kinh doanh bằng cách thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh là cần thiết để một doanh nghiệp có thể phát triển lâu dài. Vì vậy, mà không ít các doanh nghiệp tìm hiểu thủ tục xin cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ giúp ta tìm hiểu về vấn đề này.
Để có thể mở rộng kinh doanh thì việc thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, địa điểm kinh doanh sẽ được ưu tiên hơn khi doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động trong thị trường khu vực tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Chính vì vậy, việc có giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh là yếu tố cần thiết và quan trọng hàng đầu.
Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh được coi là cơ sở pháp lý mà cơ quan có thẩm quyền cấp cho việc thành lập cũng như đi vào hoạt động của địa điểm kinh doanh trên thị trường.
Doanh nghiệp không cung cấp đủ các giấy tờ hợp lệ về địa điểm kinh doanh và đặc biệt là không cung cấp được giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh có thể chịu trách nhiệm pháp lý khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh của địa điểm mình.
Theo Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục thực hiện thông báo lập địa điểm kinh doanh để xin cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh như sau:
Bước 1: Hồ sơ đầy đủ xin cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh như sau:
- Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh
- Chứng minh thư hoặc hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh (có dấu công chứng)
- Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ
- Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh tiến hành:
- Cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Căn cứ Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định thẩm quyền cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh là Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Theo điểm a khoản 1 Điều 54 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về việc hoạt động trước khi có giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Như vậy, địa điểm kinh doanh hoạt động trước khi có giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh là không được phép.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 68 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh, giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký địa điểm kinh doanh do bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, doanh nghiệp hoặc chi nhánh có địa điểm kinh doanh gửi văn bản đề nghị cấp lại đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét cấp lại trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 39 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp phát hiện nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị hiệu đính thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính lưu giữ .
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn