QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC ĐI NƯỚC NGOÀI

Xuất khẩu lao động tại Việt Nam hiện nay đang trở nên tương đối phổ biến do nhu cầu người dân sang nước ngoài làm việc ngày càng nhiều. Tuy nhiên có một vấn đề cần được giải đáp đó là đi xuất khẩu lao động có phải ký hợp đồng đặt cọc không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Hãy cùng NPLaw giải đáp vấn đề trên cùng những lý do nên mời luật sư tư vấn quy định về tiền đặt cọc khi đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành trong bài viết dưới đây.

I. Hợp đồng đặt cọc đi nước ngoài là gì?

Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng; tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Như vậy, về bản chất, hợp đồng đặt cọc chính là một dạng thỏa thuận nhằm để ràng buộc các bên thực hiện một giao dịch dân sự khác. 

Suy rộng ra, Hợp đồng đặt cọc đi nước ngoài là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm để ràng buộc các bên thực hiện Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. 

/upload/images/thuong-mai/anh-minh-hoa-dat-coc-di-nuoc-ngoai-min.png

II. Đặc điểm của hợp đồng đặt cọc đi nước ngoài

Hợp đồng đặt cọc đi nước ngoài mang đầy đủ đặc điểm chung của hợp đồng và đặc điểm riêng của hợp đồng đặt cọc đi nước ngoài. Cụ thể như sau:

  • Đặt cọc thực hiện hai chức năng bảo đảm: đặt cọc có thể được giao kết nhằm mục đích bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng; cũng có thể nhằm bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng, tránh sự bội tín; hoặc nhằm cả hai mục đích trên.
  • Chủ thể của hợp đồng đặt cọc gồm hai bên: Bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc. Bên nhận đặt cọc là các doanh nghiệp được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020. bên đặt cọc là người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. 
  • Đặt cọc là hợp đồng thực tế. Hay nói cách khác, hợp đồng đặt cọc chỉ phát sinh hiệu lực khi các bên đã chuyển giao cho nhau tài sản đặt cọc.
  • Tài sản đặt cọc mang tính thanh toán cao. Nếu như tài sản cầm cố, thế chấp là bất kỳ tài sản nào đáp ứng được các yêu cầu luật định thì tài sản đặt cọc chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp gồm: tiền, kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác. Như vậy, tài sản như quyền tài sản, bất động sản không trở thành đối tượng của đặt cọc.
  • Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản: Cần có sự phân biệt giữa tiền đặt cọc và tiền trả trước: trường hợp một bên trong hợp đồng giao cho bên kia một khoản tiền mà các bên không xác định rõ là tiền đặt cọc hay tiền trả trước thì số tiền này được coi như tiền trả trước.

/upload/images/thuong-mai/anh-minh-hoa-hop-dong-min.jpg

III. Tải mẫu hợp đồng đặt cọc đi nước ngoài trên mạng cần lưu ý gì?

Khi tải mẫu hợp đồng đặt cọc đi nước ngoài trên mạng, bạn cần phải lưu ý hợp đồng đảm bảo những nội dung sau:

  • Đối tượng của hợp đồng
  • Thời hạn đặt cọc
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng đặt cọc;
  • Phạt vi phạm, mức phạt cọc (nếu có)
  • Phương thức giải quyết tranh chấp;

IV. Hợp đồng đặt cọc đi nước ngoài gồm những nội dung gì?

Nội dung cơ bản của hợp đồng được quy định tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  • Đối tượng của hợp đồng;
  • Số lượng, chất lượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  •  Phương thức giải quyết tranh chấp

V. Bồi thường hợp đồng đặt cọc đi nước ngoài khi nào?

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

Theo Điều 384 Bộ luật Dân sự 2015, bồi thường hợp đồng đặt cọc nước ngoài khi có hành vi vi phạm gây ra thiệt hại cho bên kia trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật quy định khác. 

VI. Hợp đồng đặt cọc đi nước ngoài xảy ra tranh chấp khi nào?

Tranh chấp hợp đồng đặt cọc đi nước ngoài có thể được hiểu là những bất đồng, xung đột về quyền và lợi ích giữa các bên liên quan đến hợp đồng đặt cọc đi nước ngoài. Tranh chấp hợp đồng đặt cọc đi nước ngoài xoay quanh về hiệu lực của hợp đồng đặt cọc, về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đặt cọc, về phạt cọc và tiền phạt cọc. Tranh chấp sẽ phát sinh khi các bên thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa cụ của mình.

VII. Cách giải quyết tranh chấp về hợp đồng đặt cọc đi nước ngoài?

Để giải quyết tranh chấp về hợp đồng đặt cọc đi nước ngoài, bạn có thể lựa chọn 1 trong các phương thức sau:

  • Thương lượng, đàm phán giải quyết tranh chấp: các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, phân tích vấn đề và tìm ra phương án giải quyết tranh chấp.
  • Hòa giải tranh chấp hợp đồng đặt cọc đi nước ngoài: Nếu các bên tranh chấp không thể cùng nhau ngồi lại đàm phán để giải quyết vấn đề thì có thể nhờ đến sự hỗ trợ của bên thứ 3 làm trung gian. 
  • Khởi kiện tranh chấp tại Tòa án: Đây có thể coi là phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất.
  • Khởi kiện tranh chấp tại Trọng tài: Phương thức này chỉ được áp dụng khi trong hợp đồng, các bên có thỏa thuận áp dụng.

VIII. Tư vấn về hợp đồng đặt cọc đi nước ngoài

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về hợp đồng đặt cọc đi nước ngoài mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan