Lúa gạo là mặt hàng đặc biệt quan trọng với cuộc sống hàng ngày và thị trường kinh doanh mua bán gạo ngày nay càng phát triển. Cũng như việc mua bán các mặt hàng khác, bên bán và bên mua sẽ ký kết với nhau hợp đồng mua bán lúa gạo. Hợp đồng mua bán gạo có thể là hợp đồng mua bán gạo nội địa hoặc hợp đồng mua bán gạo quốc tế.
Vậy đối với hợp đồng mua bán gạo nội địa, pháp luật có quy định như thế nào và có những lưu ý gì cho khách hàng? Sau đây, NPLaw sẽ phân tích các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán gạo nội địa.
Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mai 2005, hàng hóa bao gồm:
Gạo là một hàng hóa, vì thế hợp đồng mua bán gạo là một hợp đồng mua bán hàng hóa.
Luật Thương mại không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, nhưng có thể dựa vào khái niệm hợp đồng mua bán tài sản trong luật dân sự để xác định bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo Điều 430 Bộ luật dân sự 2015: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.” Hợp đồng mua bán hàng hóa có phạm vi hẹp hơn hợp đồng mua bán tài sản.
Như vậy, có thể hiểu: Hợp đồng mua bán gạo nội địa là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán liên quan đến việc mua bán gạo, theo đó bên bán sẽ chuyển giao hàng hóa, tức gạo cho bên mua, bên mua sẽ trả tiền cho bên bán theo giá cả đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định tại Điều 24 Luật Thương mại 2005 như sau:
Theo quy định trên thì hợp đồng mua bán gạo nội địa được thể hiện dưới những hình thức sau:
Mặc dù pháp luật không quy định hợp đồng mua bán gạo nội địa phải lập thành văn bản nhưng các bên nên xác lập hợp đồng mua bán gạo nội địa bằng văn bản. Vì đây cơ sở quan trọng nhằm khẳng định quyền nghĩa vụ các bên cũng như là cơ sở để giải quyết những tranh chấp phát sinh.
Chủ thể của hợp đồng bán gạo nội địa là thương nhân. Theo đó, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. mua
Ngoài ra, thì hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo quy định của pháp luật thương mại nếu như chủ thể này lựa chọn áp dụng pháp luật thương mại.
Sau đây là một số điếu khoản cơ bản và cần thiết trong hợp đồng mua bán gạo nội địa:
Chủ thể ký kết: có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực pháp luật; đối với tổ chức cá nhân ký kết hợp đồng phải là người đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng
Đối tượng hợp đồng:
Giá và thanh toán:
Vận chuyển và giao nhận hàng hóa:
Đổi trả hàng khi không đạt chất lượng
Thuế, phí, lệ phí: các khoản thuế, phí, lệ phí cần phải nộp khi ký kết hợp đồng, bên nào chịu trách nhiệm nộp
Quyền và nghĩa vụ của các bên
Phạt vi phạm khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ
Rủi ro: lưu ý thời điểm xảy ra rủi ro; trường hợp rủi ro xảy ra bên nào sẽ chịu trách nhiệm
Chấm dứt hợp đồng:
Pháp luật hiện hành công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa gồm:
Như vậy, nếu thương lượng hoặc hòa giải không thành thì các bên tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hòa có thể sử dụng các phương thức còn lại. Theo đó, có các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán gạo nội địa bao gồm Tòa án Việt Nam hoặc Trọng tài thương mại.
Cần lưu ý thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại. Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.”
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán gạo nội địa được quy định cụ thể tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự.
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật Thương mại 2005.
Như vậy, trong hợp đồng mua bán gạo nội địa các bên có thể để điều khoản phạt vi phạm. Nếu các bên không thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng thì không được áp dụng hình thức phạt vi phạm.
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm
Mua bán gạo nội địa nên thực hiện hợp đồng bởi vì:
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề hợp đồng mua bán gạo nội địa. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn