QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN GẠO NỘI ĐỊA

Lúa gạo là mặt hàng đặc biệt quan trọng với cuộc sống hàng ngày và thị trường kinh doanh mua bán gạo ngày nay càng phát triển. Cũng như việc mua bán các mặt hàng khác, bên bán và bên mua sẽ ký kết với nhau hợp đồng mua bán lúa gạo. Hợp đồng mua bán gạo có thể là hợp đồng mua bán gạo nội địa hoặc hợp đồng mua bán gạo quốc tế. 

Tìm hiểu về hợp đồng mua bán gạo nội địa

Vậy đối với hợp đồng mua bán gạo nội địa, pháp luật có quy định như thế nào và có những lưu ý gì cho khách hàng? Sau đây, NPLaw sẽ phân tích các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán gạo nội địa.

I. Tìm hiểu về hợp đồng mua bán gạo nội địa

1. Hợp đồng mua bán gạo nội địa là gì?

Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mai 2005, hàng hóa bao gồm:

  • Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
  • Những vật gắn liền với đất đai.

Gạo là một hàng hóa, vì thế hợp đồng mua bán gạo là một hợp đồng mua bán hàng hóa.

Luật Thương mại không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, nhưng có thể dựa vào khái niệm hợp đồng mua bán tài sản trong luật dân sự để xác định bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo Điều 430 Bộ luật dân sự 2015: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.” Hợp đồng mua bán hàng hóa có phạm vi hẹp hơn hợp đồng mua bán tài sản.

Như vậy, có thể hiểu: Hợp đồng mua bán gạo nội địa là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán liên quan đến việc mua bán gạo, theo đó bên bán sẽ chuyển giao hàng hóa, tức gạo cho bên mua, bên mua sẽ trả tiền cho bên bán theo giá cả đã thỏa thuận trong hợp đồng.

2. Các hình thức hợp đồng mua bán gạo nội địa

Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định tại Điều 24 Luật Thương mại 2005 như sau:

  • Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
  • Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Theo quy định trên thì hợp đồng mua bán gạo nội địa được thể hiện dưới những hình thức sau:

  • Thể hiện bằng lời nói,
  • Thể hiện bằng văn bản,
  • Bằng hành vi cụ thể.

Mặc dù pháp luật không quy định hợp đồng mua bán gạo nội địa phải lập thành văn bản nhưng các bên nên xác lập hợp đồng mua bán gạo nội địa bằng văn bản. Vì đây cơ sở quan trọng nhằm khẳng định quyền nghĩa vụ các bên cũng như là cơ sở để giải quyết những tranh chấp phát sinh. 

3. Chủ thể có quyền thực hiện hợp đồng mua bán gạo nội địa

Chủ thể của hợp đồng  mua bán gạo nội địa là thương nhân. Theo đó, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. 

Ngoài ra, thì hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo quy định của pháp luật thương mại nếu như chủ thể này lựa chọn áp dụng pháp luật thương mại.

II. Quy định pháp luật về  hợp đồng mua bán gạo nội địa

1. Nội dung hợp  đồng mua bán gạo nội địa

Sau đây là một số điếu khoản cơ bản và cần thiết trong hợp đồng mua bán gạo nội địa:

Nội dung hợp đồng mua bán gạo nội địa

 

Chủ thể ký kết: có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực pháp luật; đối với tổ chức cá nhân ký kết hợp đồng phải là người đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng

Đối tượng hợp đồng:

  • Tiêu chuẩn của lúa gạo: Gạo được mua bán có chất lượng đáp ứng các TCVN đối với từng loại gạo
  • Bảo quản: quy trình bảo quản, cách thức bảo quản để đảm bảo sản phẩm đến tay đối tác đảm bảo chất lượng
  • Số lượng: cần lưu ý cách tính khối lượng ở từng vùng miền khác nhau
  • Bao bì

Giá và thanh toán: 

  • Các bên thỏa thuận cụ thể về giá trị hợp đồng (những khoản bao gồm và chưa bao gồm)
  • Cách thức thanh toán
  • Thời hạn thanh toán
  • Chú ý đồng tiền thanh toán trong trường hợp chủ thể ký kết là người nước ngoài

Vận chuyển và giao nhận hàng hóa: 

  • Các bên thỏa thuận cụ thể về địa điểm giao nhận, thời gian giao nhận, kiểm tra hàng hóa trước khi giao nhận
  • Gạo là một trong những sản phẩm đặc thù cần có phương thức bảo quản nhất định để đảm bảo về chất lượng; do đó, các bên cần thỏa thuận rõ về hình thức vận chuyển và cách thức bảo quản gạo khi vận chuyển; chi phí vận chuyển cũng như rủi ro trong quá trình vận chuyển và trách nhiệm của các bên.

Đổi trả hàng khi không đạt chất lượng

Thuế, phí, lệ phí: các khoản thuế, phí, lệ phí cần phải nộp khi ký kết hợp đồng, bên nào chịu trách nhiệm nộp

Quyền và nghĩa vụ của các bên

  • Quyền và nghĩa vụ của bên mua
  • Quyền và nghĩa vụ của bên bán

Phạt vi phạm khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ

Rủi ro: lưu ý thời điểm xảy ra rủi ro; trường hợp rủi ro xảy ra bên nào sẽ chịu trách nhiệm

Chấm dứt hợp đồng: 

  • Các trường hợp chấm dứt hợp đồng; 
  • Lưu ý trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng và trách nhiệm khi một trong các bên tự ý chấm dứt hợp đồng

2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán gạo nội địa

  • Là hợp đồng ưng thuận: tại thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không phụ thuộc vào thời điểm bàn giao hàng hóa, hợp đồng coi như đã giao kết, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành động của bên bán nhằm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng mua bán đã có hiệu lực.
  • Có tính đền bù: bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao lúa gạo cho bên mua thì sẽ nhận từ bên mua số tiền tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận.
  • Là hợp đồng song vụ: mỗi bên trong hợp đồng mua bán lúa gạo đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình.
  • Hình thức: có thể thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể. Khác với hợp đồng mua bán gạo quốc tế phải được thể hiện bằng văn bản.

III. Giải đáp các câu hỏ i liên quan đến hợp đồng mua bán gạo nội địa

1. Trường hợp xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán gạo nội địa thì cơ quan nào giải quyết?

Pháp luật hiện hành công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa gồm:

  • Thương lượng;
  • Hòa giải;
  • Trọng tài; 
  • Tòa án.

Như vậy, nếu thương lượng hoặc hòa giải không thành thì các bên tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hòa có thể sử dụng các phương thức còn lại. Theo đó, có các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán gạo nội địa bao gồm Tòa án Việt Nam hoặc Trọng tài thương mại. 

Trường hợp xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán gạo nội địa thì cơ quan nào giải quyết?

Cần lưu ý thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại. Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.”

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán gạo nội địa được quy định cụ thể tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự. 

2. Trong hợp đồng​​​​​​​ mua bán gạo nội địa có được để điều khoản phạt vi phạm không?

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật Thương mại 2005.

Như vậy, trong hợp đồng mua bán gạo nội địa các bên có thể để điều khoản phạt vi phạm. Nếu các bên không thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng thì không được áp dụng hình thức phạt vi phạm. 

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm

3. Tại sao mua bán gạo​​​​​​​ nội địa nên thực hiện hợp đồng?

Mua bán gạo nội địa nên thực hiện hợp đồng bởi vì: 

  • Mua bán gạo nội địa có đối tượng mua bán là gạo. Đây là đối tượng thường có giá trị lớn, có nhiều yêu cầu tiêu chuẩn, có nhiều rủi ro trong quá trình vận chuyển giao hàng. Vì vậy, cần xác lập hợp đồng mua bán gạo để thỏa thuận xác định rõ các nội dung như về giá cả, vận chuyển, thanh toán, quyền và nghĩa vụ,...
  • Đây là căn cứ cho các bên cho quá trình thực hiện hợp đồng cũng như áp dụng các chế tài trong hợp đồng. 
  • Việc xác lập hợp đồng mua bán gạo, nhất là hợp đồng mua bán gạo nội địa bằng văn bản còn là cơ sở, căn cứ chứng minh khi yêu cầu giải quyết tranh chấp nếu có tranh chấp phát sinh.

IV. Dịch vụ tư vấn và thự c hiện các thủ tục liên quan đến hợp đồng mua bán gạo nội địa

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề hợp đồng mua bán gạo nội địa. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan