Hoạt động mua bán bê tông thương phẩm hiện nay đang xảy ra khá phổ biến trong quá trình xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng. Thông qua hoạt động mua bán bê tông thương phẩm cung cấp cho nhà đầu tư nguyên liệu cần thiết để hoàn thiện công trình xây dựng. Vậy mua bán bê tông thương phẩm là gì? Pháp luật quy định như thế nào về mua bán bê tông thương phẩm? Hãy cùng NPlaw tìm hiểu thông qua các nội dung dưới đây.
Bê tông thương phẩm hay còn được gọi là bê tông trộn sẵn, là vật liệu không thể thiếu trong quá trình xây dựng. Hiện nay, hoạt động mua bán bê tông thương phẩm được ký kết chủ yếu giữa chủ đầu tư và đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng để xây dựng công trình. Mua bán được xem là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, còn bên mua nhận hàng hóa và thanh toán cho bên bán.
Như vậy, mua bán bê tông thương phẩm là sự thỏa thuận giữa bên cung cấp vật liệu xây dựng và khách hàng, theo đó bên cung cấp vật liệu xây dựng có nghĩa vụ giao bê tông thương phẩm cho khách hàng và nhận thanh toán, còn khách hàng có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung cấp vật liệu xây dựng khi nhận được bê tông thương phẩm.
Mua bán bê tông thương phẩm được thực hiện chủ yếu giữa các nhà đầu tư và bên cung cấp nguyên vật liệu, do đó việc mua bán bê tông thương phẩm được lập thành hợp đồng làm căn cứ để xác định rõ quyền và trách nhiệm, cũng như làm căn cứ để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng có thể được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản, lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể. Do đó, khi tiến hành mua bán bê tông thương phẩm có thể được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, lời nói hoặc bằng hành vi theo thỏa thuận của các bên.
Việc kiểm tra chất lượng mua bán bê tông thương phẩm được pháp luật quy định cụ thể như sau:
- Kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào: nguyên liệu đầu vào của bê tông thương phẩm gồm cát, đá, xi-măng,... do đó, phải thực hiện kiểm tra thông tin của các hàng hóa trên để đảm bảo chất lượng cho bê tông thương phẩm.
- Kiểm tra cường độ chịu nén của bê tông: cường độ chịu nén được xác định là một trong các tiêu chí quan trọng của chất lượng sản phẩm bê tông thương phẩm. Chính vì vậy, phải thực hiện kiểm tra cường độ chịu nén của bê tông thông qua việc lấy mẫu bê tông và kiểm tra tại phòng thí nghiệm để bảo đảm chất lượng cho bê tông thương phẩm.
- Kiểm tra độ sụt: việc kiểm tra độ sụt của bê tông được thực hiện theo các quy trình trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3106:2022 về Hỗn hợp bê tông - phương pháp xác định độ sụt.
- Kiểm tra khả năng chống thấm và tính chịu nhiệt của bê tông: khả năng chống thấm và tính chịu nhiệt là một trong các tiêu chí quan trọng làm nên chất lượng của bê tông thương phẩm. Việc kiểm tra khả năng chống thấm nước và tính chịu nhiệt được quy định tại Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3116:2022 về Bê tông - Phương pháp xác định độ chấm thấm nước - Phương pháp vết thấm.
- Hồ sơ lưu trữ kết quả kiểm tra: Trong hồ sơ bao gồm kết quả thí nghiệm, tiêu chuẩn đã áp dụng và các ghi chép khác liên quan đến chất lượng bê tông thương phẩm. Hồ sơ phải được lưu trữ và quản lý theo quy định của pháp luật để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất.
Như vậy, việc kiểm tra chất lượng mua bán bê tông thương phẩm bao gồm kiểm tra nguyên liệu đầu vào, cường độ chịu nén, độ sụt, khả năng chống thấm, tính chịu nhiệt để bảo đảm chất lượng bê tông thương phẩm trong quá trình mua bán.
Các quy định cần lưu ý khi mua bán bê tông thương phẩm như sau:
- Cần chú trọng về điều khoản giá cả và các nội dung khác trong hợp đồng mua bán bê tông thương phẩm. Trong hợp đồng mua bán bê tông thương phẩm cần phải xác định rõ nội dung về giá cả, phương thức thanh toán, điều khoản bảo hành để tránh xảy ra các tranh chấp phát sinh.
- Đảm bảo chất lượng bê tông thương phẩm theo quy định của pháp luật. Pháp luật đã quy định cụ thể các điều kiện, yêu cầu về cường độ chịu nén của bê tông, độ sụt, khả năng chống thấm và tính chịu nhiệt,... Do đó, cần phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng của bê tông thương phẩm theo quy định của pháp luật để hạn chế các tranh chấp phát sinh liên quan đến việc cung cấp bê tông thương phẩm không đáp ứng chất lượng theo quy định.
Ngoài các nội dung cần lưu ý nêu trên thì khi mua bán bê tông thương phẩm, các bên cần phải quy định rõ về việc xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán bê tông thương phẩm.
NPlaw xin phép giải đáp một số thắc mắc mà quý khách hàng thường gặp phải liên quan đến mua bán bê tông thương phẩm dưới đây.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 có quy định như sau: “Người bán hàng phải bồi thường thiệt hại cho người mua, người tiêu dùng trong trường hợp thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng không bảo đảm chất lượng hàng hóa, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật này. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của tòa án hoặc trọng tài”. Như vậy, trường hợp trong quá trình mua bán bê tông thương phẩm kém chất lượng, gây ảnh hưởng thì bên bán sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường biệt hại. Và việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thỏa thuận của các bên (trường hợp có thỏa thuận) hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng Tài.
Trong quá trình mua bán hàng hóa luôn tồn tại các tranh chấp có thể xảy ra, do đó hợp đồng được xem là căn cứ quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền lợi cho các bên. Như vậy, trong trường hợp này thì việc mua bán bê tông thương phẩm cần phải lập hợp đồng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Thương mại 2005 thì hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể.
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hành vi mua bán bê tông thương phẩm không có hóa đơn, chứng từ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tùy vào giá trị của hàng hóa. Bên cạnh đó, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nếu những hàng hóa này gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường thì buộc phải tiêu hủy và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm này.
Trên đây là một số nội dung cơ bản liên quan đến mua bán bê tông thương phẩm mà NPLaw đã phân tích cụ thể. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc về một trong số các nội dung trên thì có thể liên hệ ngay với NPLaw để kịp thời được giải đáp.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến mua bán bê tông thương phẩm nếu các bạn cần sự giúp đỡ, tư vấn thì NPLaw luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Với đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm trong nghề thì chúng tôi cam đoan rằng sẽ giải quyết tất cả các thắc mắc của bạn và sẽ hỗ trợ bạn trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến mua bán bê tông thương phẩm. Xin chân thành cảm ơn!
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn