Quy định của pháp luật về người đại diện theo uỷ quyền của công ty mẹ

Một doanh nghiệp khi đủ điều kiện thì có thể trở thành công ty mẹ của các công ty khác. Lúc này doanh nghiệp sẽ phát sinh các hoạt động cần được xử lý đối với các công ty con đồng nghĩa với việc phát sinh vấn đề ủy quyền cho người khác thực hiện quản lý công ty con. Vậy quy định của pháp luật về người đại diện theo ủy quyền của công ty mẹ như thế nào? 

I. Tìm hiểu về người đại diện theo ủy quyền của công ty mẹ hiện nay

1. Công ty mẹ là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 thì một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

Như vậy, công ty mẹ là công ty sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó; hoặc là công ty có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó; hoặc là công ty có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

2. Người đại diện theo ủy quyền của công ty mẹ phải đáp ứng những điều kiện nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 14 Luật Doanh nghiệp 2020 thì điều kiện đối với người đại diện của công ty mẹ như sau: 

- Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020;

- Không phải là người có quan hệ gia đình với người quản lý của công ty hoặc của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện tại công ty khác;

- Tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.

II. Quy định pháp luật về người đại diện theo ủy quyền của công ty mẹ

1. Điều kiện để trở thành người đại diện theo ủy quyền 

Căn cứ khoản 5 Điều 14 Luật Doanh nghiệp 2020 thì điều kiện để trở thành người đại diện theo ủy quyền được quy định như sau:

- Người đại diện theo ủy quyền phải là người không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020;

- Thành viên, cổ đông là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này không được cử người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện tại công ty khác;

- Người đại diện theo ủy quyền đạt tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ doanh nghiệp quy định.

2. Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền 

Theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về văn bản cử người đại diện theo ủy quyền thì văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải được thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được văn bản.

Nội dung chủ yếu trong văn bản cử người đại diện theo ủy quyền bao gồm các nội dung sau: 

- Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông;

- Số lượng người đại diện theo ủy quyền và tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp tương ứng của mỗi người đại diện theo ủy quyền;

- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân từng người đại diện theo ủy quyền;

- Thời hạn ủy quyền tương ứng của từng người đại diện theo ủy quyền; trong đó ghi rõ ngày bắt đầu được đại diện;

- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và của người đại diện theo ủy quyền.

Văn bản cử người đại diện phải có đầy đủ những nội dung nêu trên mới đc xem là văn bản đúng quy định pháp luật. 

3. Trách nhiệm của người đại diện theo ủy quyền

Theo Điều 15 Luật Doanh nghiệp 2020 thì người đại diện theo ủy quyền có trách nhiệm sau:

- Người đại diện theo ủy quyền có trách nhiệm nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông tại Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này. Mọi hạn chế của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đối với người đại diện theo ủy quyền trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty tương ứng tại Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông đều không có hiệu lực đối với bên thứ ba.

- Có trách nhiệm tham dự đầy đủ cuộc họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông; thực hiện các quyền và nghĩa vụ được ủy quyền một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất, bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông cử đại diện.

- Chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, thành viên, cổ đông cử đại diện do vi phạm trách nhiệm quy định tại Điều này. Chủ sở hữu, thành viên, cổ đông cử đại diện chịu trách nhiệm trước bên thứ ba đối với trách nhiệm phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ được thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền.

4. Quy định về số lượng người được ủy quyền

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 14 Luật Doanh nghiệp 2020 thì số lượng người ủy quyền được quy định trong Điều lệ công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì số lượng người ủy quyền như sau:

-  Đối với tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền;

- Đối với tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền.

- Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức cử nhiều người đại diện theo ủy quyền thì phải xác định cụ thể phần vốn góp, số cổ phần cho mỗi người đại diện theo ủy quyền. Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty không xác định phần vốn góp, số cổ phần tương ứng cho mỗi người đại diện theo ủy quyền thì phần vốn góp, số cổ phần sẽ được chia đều cho tất cả người đại diện theo ủy quyền.

III. Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến người đại diện theo ủy quyền của công ty mẹ

1. Doanh nghiệp có phải chịu trách nhiệm về những sai sót do người được ủy quyền gây ra không?

Theo khoản 3 Điều 15 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Chủ sở hữu, thành viên, cổ đông cử đại diện chịu trách nhiệm trước bên thứ ba đối với trách nhiệm phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ được thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền”. Như vậy có thể thấy đối với những sai phạm của người đại diện theo ủy quyền gây ra nếu thực hiện theo nội dung ủy quyền được quy định trên văn bản ủy quyền thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về những sai sót này.

2. Có thể thay đổi người đại diện theo ủy quyền không?

Doanh nghiệp có thể thay đổi người đại diện theo ủy quyền nếu người đại diện theo ủy quyền hiện tại không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện công việc được ủy quyền, trường hợp này doanh nghiệp có thể thay đổi người đại diện theo ủy quyền.

3. Công ty TNHH 2 thành viên có thể có bao nhiêu người đại diện ủy quyền?

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền.

IV. Dịch vụ tư vấn liên quan đến người đại diện theo ủy quyền của công ty mẹ

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn liên quan đến người đại diện theo ủy quyền của công ty mẹ từ điều kiện của người ủy quyền, hỗ trợ soạn thảo văn bản ủy quyền, đăng ký và thay đổi người ủy quyền cùng các vấn đề khác liên quan.

Như vậy, người đại diện theo ủy quyền của công ty mẹ phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp quý khách hàng cần tư vấn liên quan đến vấn đề người đại diện theo ủy quyền của công ty mẹ, hãy liên hệ đến NPlaw chúng tôi qua Hotline: 0913449968 hoặc Email: legal@nplaw.vn để được tư vấn.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp