QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI LOGO CÔNG TY

Logo của công ty đại diện cho doanh nghiệp, là dấu hiệu để nhận diện giữa nhiều doanh nghiệp khác với nhau và giữa nhiều loại hàng hoá/dịch vụ do các doanh nghiệp đó cung cấp với nhau. Do đó, việc bảo vệ logo là việc làm tất yếu của các doanh nghiệp. Để bảo vệ logo của công ty, chủ sở hữu có thể đăng ký nhãn hiệu đối với logo của công ty hoặc đăng ký bản quyền tác giả cho logo.

/upload/images/so-huu-tri-tue/giay-chung-nhan-dang-ky-ban-quyen-tac-gia.jpg

 

I. Quy định pháp luật hiện hành về quyền tác giả đối với logo công ty

Theo quy định, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 (sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ) điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền tác giả đối với logo công ty. Tác giả khi sáng tạo ra logo cho công ty có quyền đăng ký bảo hộ logo công ty theo hình thức sở hữu công nghiệp hoặc đăng ký bản quyền bằng việc tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký bảo hộ bản quyền logo. 

Logo công ty là đối tượng của quyền tác giả và nó được bảo hộ dưới loại hình tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Việc đăng ký bản quyền logo công ty nhằm bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa. Và đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn cho Cục Bản quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Đây không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả bởi quyền tác giả đương nhiên được pháp luật bảo hộ khi đáp ứng được các điều kiện bảo hộ mà không cần phải tiến hành đăng ký. Đăng ký bản quyền logo công ty là để đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm/chủ sở hữu chống lại các hành vi sử dụng trái phép logo công ty.

II. Quyền tác giả đối với logo công ty được hiểu như thế nào?

1. Quyền tác giả đối với logo công ty là gì?

Về bản chất, quyền tác giả đối với logo công ty là quyền của tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả trong việc chống lại người khác thực hiện hành vi sao chép trái phép logo công ty của mình. Khi tác giả/chủ sở hữu có Giấy chứng nhận đăng ký Quyền tác giả, chủ sở hữu không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp.

Về đối tượng bảo hộ, logo công ty được nhìn nhận dưới danh nghĩa là một “tác phẩm mỹ thuật ứng dụng” bởi logo công ty là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối và bố cục.

2. Tại sao cần bảo hộ quyền tác giả đối với logo công ty?

Đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với logo công ty không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Việc đăng ký bản quyền logo công ty là để đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm chống lại các hành vi sử dụng trái phép logo công ty.

/upload/images/so-huu-tri-tue/ban-quyen-tac-gia.jpg

 

Việc đăng ký bảo hộ logo công ty dưới hình thức đăng ký bản quyền tác giả có ưu điểm:

  • Dễ dàng được cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận.
  • Thời gian được cấp giấy chứng nhận nhanh.

Nhược điểm:

  • Việc cấp giấy chứng nhận được thực hiện trên cơ sở cam kết của chính tác giả của logo đó, chưa có hệ thống đồng bộ để quản lý và tra cứu khả năng logo đăng ký có phải là phiên bản sao chép của logo khác hay không.
  • Quyền tác giả xác lập chưa mang tính tuyệt đối. Việc thực thi, bảo vệ quyền tác giả chưa triệt để vì có thể bị huỷ nếu có bên thứ ba chứng minh logo đăng ký là sao chép. 
  • Khó chứng minh được ý đồ sao chép logo công ty và tỷ lệ sao chép để bị coi là hành vi vi phạm bản quyền.
  • Đăng ký logo công ty bảo hộ dưới danh nghĩa tác phẩm mỹ thuật, không bảo hộ được nội dung tên riêng nên trường hợp một doanh nghiệp khác sử dụng chữ này nhưng kết hợp với hình khác thì không bị coi là vi phạm.

III. Chủ thể đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với logo công ty

Theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan thì: 

Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

Như vậy, chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với logo công ty là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả.

IV. Điều kiện để bảo hộ quyền tác giả đối với logo công ty

Logo công ty được bảo hộ dưới loại hình tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và được bảo hộ quyền tác giả nên phải đáp ứng các điều kiện bảo hộ sau: đảm bảo tính sáng tạo và tính nguyên gốc, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào.

Cơ chế xác lập quyền: Quyền tác giả phát sinh khi logo công ty đó được định hình, không phân biệt nội dung, ý nghĩa, chất lượng và không bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký. Tuy nhiên, Nhà nước khuyến khích tác giả đi đăng ký để bảo vệ quyền lợi của mình, tạo thuận lợi khi có tranh chấp xảy ra liên quan đến tác phẩm.

V. Hồ sơ, thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với logo công ty

1. Hồ sơ cần chuẩn bị

/upload/images/so-huu-tri-tue/ho-so-dang-ky.png

 

Căn cứ vào Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2022) thì hồ sơ đăng ký bản quyền logo công ty bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký của bản quyền tác giả
  • 02 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố.
  • Hai bản sao chứng minh nhân dân của tác giả có công chứng
  • Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả
  • Giấy uỷ quyền của tác giả nếu nộp đơn theo ủy quyền
  • Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không sao chép tác phẩm (logo) từ tổ chức, cá nhân khác.

2. Trình tự, thủ tục thực hiện

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả; theo cách thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả.

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng (logo công ty) là Cục Bản quyền tác giả (COV) trực thuộc Bộ Văn Hóa -Thể thao và Du lịch.

Sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

VI. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về bảo hộ quyền tác giả đối với logo công ty

1. Thời hạn đăng ký bao lâu thì được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với logo công ty?

Hồ sơ đăng ký bản quyền logo công ty được nộp tại Cục bản quyền tác giả nơi mà tác giả, chủ sở hữu cư trú/ có trụ sở. 

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả phần mềm năm 2020 - Luật My Way

 

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

2. Logo công ty có các đặc điểm nhận dạng tương tự với quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì có được bảo hộ không?

Theo khoản 1 Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ, quy định về các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu: Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.

Theo đó, logo công ty có các đặc điểm nhận dạng tương tự với quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn thì sẽ không được bảo hộ.

3. Trường hợp sao chép, sử dụng logo công ty thì xử phạt như thế nào?

Hành vi sao chép, sử dụng logo công ty khác là hành vi xâm phạm đối với logo có bản quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ. 

Tại Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ quy định Toà án có thể áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Tại Điều 11, 12, 13 Nghị định 99/2013/NĐ-CP còn quy định xử phạt hành chính đối với chủ thể có hành vi xâm phạm:

  • Cảnh cáo
  • Phạt tiền
  • Ngoài ra, tùy theo tính chất mức độ xâm phạm, người xâm phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung

Ngoài ra, còn có hình thức xử lý hình sự đối với chủ thể có hành vi xâm phạm nhãn hiệu theo quy định tại Điều 226 của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, tùy thuộc vào mức độ vi phạm và ảnh hưởng đến chủ sở hữu mà có hình phạt và mức xử phạt thích hợp.

VII. Dịch vụ tư vấn về quyền tác giả đối với logo công ty

Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và Luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về thừa kế. Kế đó, quý khách có thể đưa ra quyết định lựa chọn Luật sư của NPLaw bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc là người đại diện theo ủy quyền khi tham gia tố tụng.

Trên đây là nội dung về tư vấn pháp lý quyền tác giả đối với logo công ty. Quý Khách hàng khi có bất cứ thắc mắc hay vấn đề pháp lý nói chung và về quyền tác giả đối với logo công ty nói riêng, vui lòng liên hệ thông tin sau

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan