Sản xuất, kinh doanh thủy hải sản đã và đang là một lĩnh vực vô cùng tiềm năng. Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây. Hoạt động sản xuất, kinh doanh thủy hải sản theo đó cũng không ngừng phát triển. Bài viết dưới đây của NPLaw sẽ cung cấp cho quý khách hàng thông tin cơ bản về sản xuất kinh doanh thủy sản.
Những năm gần đây, nghề khai thác biển ngày một bấp bênh. Nhưng nguồn lợi hải sản thì ngày càng cạn kiệt trước sự khai thác tận diệt của con người. Từ năm 1995 – 2020, sản lượng khai thác thủy sản của Việt Nam tăng gấp hơn 4 lần...
Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đứng thứ 5 về giá trị xuất khẩu nhưng nghề đánh bắt còn nhiều yếu kém trong khi nghề nuôi trồng thủy sản thì phát triển chưa bền vững.
Hiện nay, tôm và cá tra đóng vai trò chủ lực trong xuất khẩu nhưng việc nuôi hai con này còn nhiều vướng mắc, nan giải. Đó là sự hạn chế trong liên kết giữa nuôi với thu mua, bảo quản, chế biến, tiêu thụ.
Đó là Việt Nam chưa có nhiều trang trại nuôi tôm quy mô tầm cỡ do vướng mắc trong chính sách hạn điền, gây khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ nuôi và truy xuất sản phẩm. Hiện nay, 90% sản lượng tôm nuôi của Việt Nam là từ các cơ sở nhỏ lẻ.
Sự rời rạc này dẫn đến việc khó kiểm soát chất lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm không đồng đều; khó áp dụng các quy trình nuôi quốc tế cũng như khó áp dụng công nghệ hiện đại để giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh cho tôm Việt.
Ngoài ra, nguồn nước ngày càng ô nhiễm làm cho rủi ro trong nghề nuôi thủy sản tăng cao khiến doanh nghiệp và người nuôi nhỏ lẻ thấp thỏm lo lắng. Người nuôi tôm còn đối mặt với nhiều khó khăn khác như vay vốn ngân hàng, nguồn điện không ổn định, bị thương lái ép giá…
Ngành nuôi trồng thủy sản đã đạt được nhiều thành quả đáng tự hào nhưng những khó khăn, thách thức cũng rất lớn. Những vướng mắc, thách thức đó chính là lực cản vô hình khắc chế ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam trong hành trình tăng tốc, vươn tầm ra thế giới.
Sản xuất, kinh doanh thuỷ sản nói chung là hoạt động khá đa dạng và bao gồm nhiều mảng, không chỉ gồm buôn bán thủy sản tươi sống và sản phẩm chế biến từ thủy sản,….mà còn có thể bao gồm các hoạt động nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản.
Căn cứ theo khoản 1, Điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định: “1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.”
Như vậy, cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh thủy sản.
Cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ.
• Thủy sản, sản phẩm thủy sản được mua, bán, sơ chế, chế biến phải có hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm.
• Mua, bán thủy sản tại vùng công bố dịch bệnh phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Cụ thể như sau: (Tham khảo Luật An toàn thực phẩm 2010)
• Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác,
• Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm,
• Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại,
• Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
• Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm
• Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Ngoài ra đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống (thủy hải sản) còn phải đảm bảo các điều kiện cụ thể về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm; bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm và bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh. (Điều 24 Luật An toàn thực phẩm 2010).
Quyền của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản được quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật thủy sản năm 2017 như sau:
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận với các quyền.
Thông qua các giấy tờ chứng minh gắn với hoạt động nuôi trồng được thực hiện. Từ đó có thể triển khai quyền lợi đối với các cơ quan quản lý nhà nước một cách hiệu quả. Cũng là giấy tờ chứng minh trong quyền lợi đảm bảo nhận được. Gồm có:
+ Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với một trong hai trường hợp. Khi được giao đất, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều 43 của Luật này. Gắn với các nhu cầu sử dụng đất đúng với quy hoạch trong quản lý nhà nước. Cũng như tiếp cận và mang đến lợi ích, tiềm năng như mong muốn.
+ Quyết định giao quyền sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều 44 của Luật này. Gắn với các mục đích và công việc triển khai đảm bảo mục đích đó. Thực hiện trong kế hoạch và tổ chức nuôi trồng. Đảm bảo với các chiến lược đề ra. Cũng như tìm kiếm được nhiều lợi ích trong sử dụng, khai thác biển với mục đích kinh doanh, thương mại.
– Được Nhà nước bảo vệ bằng các quy định pháp luật liên quan:
Các nội dung quyền được trao theo quy định pháp luật. Và quyền đó cần triển khai, bảo vệ cho đối tượng. Tính chất bảo vệ diễn ra khi tổ chức, cá nhân khác xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình nuôi trồng thủy sản. Các quyền lợi đó gắn với chủ thể. Và phải được triển khai với nhu cầu cũng như trong hoạt động nuôi trồng của chủ thể đó.
– Được bồi thường thiệt hại:
Các quyền gắn với quá trình sử dụng. Sẽ được bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, khu vực biển vì mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh trong thời hạn được giao quyền sử dụng đất, quyền sử dụng khu vực biển theo quy định của pháp luật. Bởi khi không được nuôi trồng ổn định có khả năng mang đến thiệt hại. Và các quyền lợi không được bảo đảm cần nhận được các lợi ích bồi thường xứng đáng.
– Được thông báo các thông tin có liên quan đến tính chất công việc:
Tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả đối với các thông tin liên quan. Về tình hình môi trường, dịch bệnh vùng nuôi trồng thủy sản. Nội dung hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. Thông tin về thị trường thủy sản. Từ đó có được các đánh giá với thông tin. Cũng như có thể tiến hành các điều chỉnh hợp lý trong công tác nuôi trồng. Để hướng đến tiếp cận và khai thác tốt hơn các lợi ích. Gắn với tìm kiếm và định hướng trong hoạt động nuôi trồng và kinh doanh thương mại.
– Được nhận hỗ trợ:
Nhà nước hỗ trợ khôi phục sản xuất trong trường hợp bị thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai theo quy định. Đó là các rủi ro không mong muốn. Diễn ra với các tác động tự nhiên không dự đoán và cải thiện trước được. Hoặc có sự đoán và phòng ngừa trước nhưng vẫn có rủi ro. Các hỗ trợ mang đến quan tâm của nhà nước. Cũng như mang đến các tiềm năng và lợi ích để thúc đẩy nuôi trồng phát triển.
– Được chứng nhận với chất lượng nuôi trồng:
Quan tâm đến các điều kiện tiến hành với nuôi trồng. Từ đó mang đến chất lượng tốt đối với sản phẩm. Đạt các tiêu chuẩn trong chất lượng đảm bảo. Từ đó mà được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản khi có yêu cầu. Các điều kiện trở thành nền tảng cho ý nghĩa đối với phát triển hoạt động của chủ thể. Cũng như có được lợi ích, cơ sở tốt hơn trong tìm kiếm chất lượng cao hơn.
Căn cứ theo Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-01:2009/BNNPTNT quy định về những yêu cầu để đảm bảo an toàn thực phẩm đối với công nhân tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản
“2.1.14.1. Yêu cầu chung
a. Công nhân có bệnh truyền nhiễm hoặc mắc bệnh có thể lây nhiễm cho sản phẩm như: bị bỏng, có vết thương bị nhiễm trùng, bị bệnh ngoài da, tiêu chảy... không được làm việc trong những công đoạn sản xuất có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm nhiễm bẩn sản phẩm.
b. Công nhân sơ sản xuất sản phẩm phải được khám sức khỏe khi tuyển dụng và định kỳ kiểm tra sức khoẻ mỗi năm tối thiểu một lần, đảm bảo đủ tiêu chuẩn làm việc theo quy định của Bộ Y tế. Hồ sơ theo dõi sức khoẻ của từng công nhân, phải được bảo quản, lưu giữ đầy đủ tại cơ sở để có thể xuất trình kịp thời khi cơ quan kiểm tra yêu cầu.
c. Cán bộ quản lý sản xuất, công nhân tiếp xúc với sản phẩm phải được đào tạo.
2.1.14.2 Bảo hộ lao động
a. Công nhân sản xuất trong thời gian làm việc phải:
i. Trang phục bảo hộ lao động và đi ủng.
ii. Đội mũ bảo hộ che kín tóc,
iii. Tại những nơi xử lý sản phẩm yêu cầu vệ sinh cao, công nhân phải đeo khẩu trang che kín miệng và mũi.
…
…
…
b. Quần áo bảo hộ phải được cơ sở chế biến tập trung giặt sạch sau mỗi ca sản xuất. Công nhân không được mặc quần áo bảo hộ ra ngoài khu vực sản xuất.
c. Công nhân chế biến sản phẩm chưa bao gói phải mặc quần áo bảo hộ sáng màu.
d. Quần áo, vật dụng cá nhân của công nhân phải để bên ngoài khu vực chế biến.
đ. Cán bộ quản lý, khách tham quan không được mang đồ trang sức, đồ vật dễ rơi, hoặc đồ vật gây nguy cơ mất vệ sinh và phải mặc bảo hộ lao động khi vào phân xưởng sản xuất.”
2.1.14.3. Vệ sinh cá nhân
a. Công nhân tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải rửa tay:
i. Trước khi đi vào khu vực chế biến,
ii. Sau khi đi vệ sinh,
iii. Sau khi tiếp xúc với bất kì tác nhân có khả năng gây nhiễm bẩn nào.
b. Công nhân tay bị đứt, bị thương không được tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm
…
…”
Theo Điều 19 Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định về Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm thủy sản như sau:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
+ Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
+ Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Theo đó để xây dựng cơ sở kinh doanh thuỷ sản thì cần đáp ứng những điều kiện chung về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sao cho phù hợp với quy định pháp luật.
Căn cứ Điều 17 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè hoặc không đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị kỹ thuật theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nuôi trồng thủy sản trên biển không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc di dời, tháo dỡ công trình nuôi thủy sản vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo đó, hành vi nuôi trồng thủy sản lồng bè mà không đăng ký sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Trên đây là toàn bộ thông tin của chúng tôi về thủ tục liên quan đến cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản, hy vọng có thể giải đáp được thắc mắc của quý khách. Để đảm bảo quyền lợi của mình, dù là nhỏ nhất, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được thông tin mới nhất qua các thông tin liên lạc dưới đây. Đội ngũ chuyên viên tư vấn có kinh nghiệm của chúng tôi sẽ nhận thông tin, tìm kiếm câu trả lời và giải đáp cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ tới Công ty Luật TNHH Ngọc Phú
Địa chỉ: 139H4 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
Website: nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn