Tài sản cá nhân cũng được sử dụng như tài sản đảm bảo để thế chấp cho vay. Khi một người vay vốn, có thể cầm cố tài sản cá nhân của mình, như xe ô tô hoặc máy móc, như một đảm bảo cho khoản vay. Vậy quy định của pháp luật về tài sản cá nhân là gì? Thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Tài sản cá nhân là tài sản mà cá nhân sở hữu và có quyền kiểm soát. Điều này có nghĩa là cá nhân có quyền sử dụng, chuyển nhượng, cho thuê hoặc bán tài sản cá nhân theo ý muốn của mình. Tài sản cá nhân có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu cá nhân hàng ngày, đầu tư hoặc làm tài sản truyền thống.
Tài sản cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tài sản và giá trị tài chính của cá nhân. Chúng có thể được sử dụng như tài sản bảo đảm cho vay vốn hoặc làm cơ sở cho việc đánh giá tài chính cá nhân. Việc quản lý và bảo vệ tài sản cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tài chính và bảo vệ quyền lợi cá nhân.
Tài sản cá nhân trong đó, bất động sản bao gồm:
- Đất đai;
- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
- Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Quy định của pháp luật về tài sản cá nhân như sau:
1. Đăng ký tài sản của cá nhân được quy định như thế nào?
Xét về bản chất thì đăng ký tài sản, quyền khác đối với tài sản là một hoạt động quản lý của Nhà nước, vì vậy, cần phải xác định loại tài sản nào trong xã hội cần phải đăng ký. Nói cách khác, chỉ loại tài sản nào Nhà nước thấy cần phải thể hiện vai trò quản lý của Nhà nước thì mới bắt buộc phải đăng ký. Nhưng cần phải nhận thức mục đích sâu xa của hoạt động quản lý trong cơ chế thị trường là nhằm bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, tăng tính minh bạch từ đó tạo thuận lợi đưa tài sản tham gia lưu thông dân sự, tăng tính an toàn trong giao dịch, tăng tính ổn định cho các quan hệ dân sự, kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội theo hướng bền vững.
Vì vậy, việc đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, thủ tục rườm rà như hiện nay đang gây khó khăn, vướng mắc, phiền toái cho người dân, doanh nghiệp khi khai thác tài sản, đưa tài sản vào lưu thông là không hợp lý. Việc hoàn thiện pháp luật về đăng ký tài sản để khắc phục tình trạnh tản mạn, thiếu thống nhất là cần thiết. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi hoàn thiện pháp luật là các quy định phải đáp ứng được yêu cầu dù đăng ký tài sản thuộc trường hợp bắt buộc hay theo yêu cầu của chủ tài sản phải tạo cho chủ có quyền sở hữu, quyền sử dụng, chủ có quyền khác đối với tài sản khai thác tài sản của mình được thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng, đặc biệt là giảm chi phí khi muốn đưa tài sản vào tham gia giao dịch trên thị trường, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong xu thế hội nhập.
Quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. (Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015). Trong đó:
- Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
- Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
- Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
Theo Điều 159 Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Quyền khác đối với tài sản bao gồm:
- Quyền đối với bất động sản liền kề;
- Quyền hưởng dụng;
- Quyền bề mặt.
Thời điểm xác lập quyền sở hữu sẽ theo các thứ tự xác định sau:
- Theo quy định luật đối với các trường cụ thể;
- Nếu không có quy định cụ thể của luật về thời điểm xác lập quyền thì thời điểm này do các chủ thể thỏa thuận;
- Nếu các chủ thể không thỏa thuận thì đó là thời điểm tài sản được chuyển giao.
Và thời điểm chuyển giao được giải thích là thời điểm chủ thể có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản. Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì có 2 thời điểm thường được lựa chọn để xác định thời điểm xác lập quyền sở hữu là thời điểm chuyển giao về mặt pháp lý (là thời điểm sang tên chủ sở hữu) hoặc thời điểm chuyển giao về mặt thực tế (là thời điểm trực tiếp nắm giữ tài sản).
Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì các bên có nghĩa vụ phải thanh toán lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phí công chứng.
Sổ tiết kiệm hình thành trước khi kết hôn được coi là tài sản riêng, sau khi kết hôn sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng vì:
- Khi gửi tiền vào ngân hàng, số tiền dù là của riêng vợ hoặc chồng, khi ngân hàng tiếp nhận sẽ chỉ ghi nhận là tiền chung và ngày tháng. Nếu ngày tháng ghi nhận sau khi hai người cưới thì đó là tài sản chung và ngược lại.
- Để chứng minh sổ tiết kiệm là tài sản riêng phải đưa ra được chứng cứ chứng minh, ví dụ như văn bản thỏa thuận sổ tiết kiệm là tài sản riêng trước khi gửi tiền.
Quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. Trong trường hợp tài sản đó chứng minh là của riêng bạn thì là tài sản cá nhân, còn trong trường hợp tài sản đó có ít nhất 2 người góp thì là tài sản riêng
Theo Điều 106 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Đối với tài sản là động sản: Không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn