Quy định của pháp luật về thay đổi mục tiêu dự án đầu tư

Các dự án đầu tư tại Việt Nam trước khi được phép triển khai và đưa vào hoạt động luôn phải được xác định trước mục tiêu của dự án đầu tư. Tuy nhiên, trong thực tiễn thực hiện, vì nhiều lý do khác nhau mà dự án đầu tư phát sinh nhu cầu được thay đổi mục tiêu dự án đầu tư. Điều này có tác động đến nhiều khía cạnh kinh tế, xã hội, do đó được Nhà nước quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật. Với bài viết này, NPLaw sẽ đồng hành cùng Quý Khách hàng tìm hiểu các quy định pháp luật về thay đổi mục tiêu dự án đầu tư, từ đó giúp Quý Khách hàng làm rõ những vướng mắc trong quá trình thực hiện thay đổi mục tiểu dự án đầu tư.

I. Mục tiêu dự án đầu tư là gì?

Mục tiêu của dự án là những kết quả, lợi ích cần đạt được cho nền kinh tế và toàn xã hội khi thực hiện dự án, có ý nghĩa như kim chỉ nam định hướng khi thực hiện dự án đầu tư. 

- Thực trạng thay đổi mục tiêu dự án đầu tư:

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, vì những lý do khách quan và cả chủ quan, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh, thay đổi bổ sung mục tiêu dự án đầu tư cho phù hợp với tình hình hoạt động và định hướng phát triển của mình. Riêng trong năm 2022, tỉnh Bắc Giang đã tiến hành kiểm tra và kết luận 21 dự án đầu tư sai mục tiêu dự án. Điều này cho thấy rằng, trên thực tiễn hoạt động, dự án đầu tư có thể cần thay đổi mục tiêu dự án đầu tư, dẫn đến đòi hỏi to lớn về việc phải có các quy định, hướng dẫn về việc thay đổi mục tiêu dự án đầu tư.

II. Quy định pháp luật về mục tiêu dự án đầu tư.

1. Các nội dung thể hiện trên giấy Chứng nhận đầu tư:

Căn cứ nội dung quy định tại Điều 40 Luật Đầu tư năm 2020 về nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cụ thể như sau:

“Điều 40. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1. Tên dự án đầu tư.

2. Nhà đầu tư.

3. Mã số dự án đầu tư.

4. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.

5. Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.

6. Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).

7. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

8. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:

a) Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;

b) Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.

9. Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).

10. Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).”

Theo đó, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có thể ghi nhận lên tới 10 nội dung, bao gồm thông tin về tên dự án đầu tư, nhà đầu tư, mã số dự án đầu tư, địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng, mục tiêu, quy mô dự án đầu tư, vốn đầu tư của dự án đầu tư, thời hạn hoạt động của dự án đầu tư, tiến độ thực hiện dự án đầu tư và 02 nội dung nếu có sau: hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng; các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư.

2. Khi nào thì phải thực hiện thủ tục thay đổi mục tiêu dự án đầu tư trên giấy chứng nhận đầu tư?

Với tính chất nhạy cảm và khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực nói riêng và đối với cả nước nói chung, việc thay đổi mục tiêu dự án đầu tư được thực hiện giới hạn trong một số trường hợp như: 

  • Công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh mới gắn với việc triển khai dự án đầu tư;
  • Công ty thay đổi nội dung kinh doanh trong mục tiêu dự án đầu tư đã đăng ký;
  • Công ty thay đổi mục tiêu dự án theo yêu cầu của các bên do pháp luật quy định.

3. Quy trình thực hiện thủ tục thay đổi mục tiêu dự án đầu tư trên giấy chứng nhận đầu tư?

Thay đổi mục tiêu dự án đầu tư là một trong các trường hợp tại Luật Đầu tư phải thay đổi nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Căn cứ nội dung tại Điều 43 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư quy định như sau:

“2. Đối với dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục sau:

a) Trường hợp điều chỉnh nội dung dự án đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tương ứng tại các Điều 44, 45 và 46 của Nghị định này. Căn cứ Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);

b) Khi điều chỉnh nội dung dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.

3. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) theo quy định tại Điều 47 của Nghị định này.

4. Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định này trước khi điều chỉnh dự án đầu tư. Trong trường hợp này, Cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư xem xét các nội dung điều chỉnh để chấp thuận chủ trương đầu tư”.

Theo đó, quy trình thực hiện thủ tục thay đổi mục tiêu dự án đầu tư trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được ghi nhận cụ thể cho các trường hợp: Trường hợp dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư; Trường hợp dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Quy trình cụ thể được quy định như sau:

* Đối với dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục sau:

- Trường hợp điều chỉnh nội dung dự án đầu tư đối với nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư 2020 thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tương ứng tại các Điều 44, Điều 45 và Điều 46 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Căn cứ Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);

- Khi điều chỉnh nội dung dự án đầu tư không thuộc trường hợp trên thì nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.

* Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư 2020 thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) theo quy định tại Điều 47 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

* Đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư không được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, trừ một trong các trường hợp sau đây:

- Để khắc phục hậu quả trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về đất đai;

- Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư do nhà đầu tư chậm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

- Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nhà nước chậm thực hiện thủ tục hành chính;

- Điều chỉnh dự án đầu tư do cơ quan nhà nước thay đổi quy hoạch;

- Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;

- Tăng tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư.

* Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định 31/2021/NĐ-CP trước khi điều chỉnh dự án đầu tư. Trong trường hợp này, Cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư xem xét các nội dung điều chỉnh để chấp thuận chủ trương đầu tư.

4. Các điều kiện cần chú ý khi thực hiện thủ tục thay đổi mục tiêu dự án trên giấy chứng nhận đầu tư?

Trong quá trình thực hiện thủ tục thay đổi mục tiêu dự án đầu tư trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư cần chú ý các nội dung sau:

  • Xác định loại hình dự án đầu tư sẽ thay đổi mục tiêu dự án để thực hiện các thủ tục đúng quy định pháp luật;
  • Đối với các dự án thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Trường hợp đề xuất của nhà đầu tư về việc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Trong trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì khi có thay đổi mục tiêu dự án đầu tư, doanh nghiệp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện theo quy định của Luật đầu tư 2020 tương ứng với nội dung điều chỉnh.

III. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến mục tiêu dự án đầu tư

1. Nhà đầu tư có quyền thay đổi mục tiêu dự án đầu tư hay không?

Căn cứ khoản 1, Điều 41 Luật Đầu tư năm 2020 quy định về nội dung điều chỉnh dự án đầu tư như sau:

- Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Mục tiêu dự án đầu tư phải thay đổi thì có cần phải sửa lại dự án không?

Căn cứ nội dung tại khoản 1, điểm a khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư 2020 quy định về nội dung điều chỉnh dự án đầu tư như sau:

“1. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

a) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;

Theo đó, trong trường hợp tiến hành thay đổi mục tiêu dự án đầu tư, thì dự án này thuộc một trong các trường hợp phải điều chỉnh.

3. Thủ tục thay đổi mục tiêu dự án đầu tư giải quyết ra sao?

Như đã trình bày ở trên, việc thay đổi mục tiêu dự án đầu tư thuộc trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư.

Căn cứ Điều 43 Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư năm 2020, quy định về nội dung, thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư như sau:

"2. Đối với dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục sau:

a) Trường hợp điều chỉnh nội dung dự án đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tương ứng tại các Điều 44, 45 và 46 của Nghị định này. Căn cứ Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);

b) Khi điều chỉnh nội dung dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.

3. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) theo quy định tại Điều 47 của Nghị định này.

4. Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định này trước khi điều chỉnh dự án đầu tư. Trong trường hợp này, Cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư xem xét các nội dung điều chỉnh để chấp thuận chủ trương đầu tư”.

Như vậy, việc giải quyết thủ tục điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư được quy định phụ thuộc vào tính chất của dự án đầu tư đó.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến thay đổi mục tiêu dự án đầu tư.

Trên đây là nội dung tư vấn pháp lý của Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLaw) liên quan đến nội dung thay đổi mục tiêu dự án đầu tư. Trong trường hợp Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề pháp lý về thay đổi mục tiêu dự án đầu tư, hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật TNHH Ngọc Phú để được đội ngũ Luật sư của chúng tôi tư vấn tận tình và nhanh chóng. 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan