QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THUÊ TÀI SẢN

Cho thuê tài sản là chủ sở hữu tài sản hoặc người chiếm hữu hợp pháp của chủ sở hữu được sự đồng ý của chủ sở hữu giao tài sản cho bên thuê sử dụng trong thời hạn nhất định. Bên thuê chỉ được sử dụng tài sản trong một thời hạn đã thỏa thuận và phải trả tiền thuê tài sản đó. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý khách hàng các thông tin cần thiết về thuê tài sản.

I. Thuê tài sản là gì? Các hình thức thuê tài sản thường dùng ở Việt Nam

Thuê tài sản là hình thức mà bên cho thuê (chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản được sự cho phép của chủ sở hữu tài sản) cho bên thuê thuê tài sản bất động sản (nhà, đất), máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển,... nhằm mục đích kinh doanh, sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. 

Hàng tháng hoặc định kỳ, người đi thuê tài sản có nghĩa vụ phải thanh toán số tiền thuê cho chủ sở hữu được ghi rõ trong hợp đồng thuê tài sản. Nếu người đi thuê không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền thuê tài sản hoặc không còn khả năng chi trả thì chủ sở hữu có quyền chấm dứt hợp đồng, lấy lại tài sản, đồng thời số tiền ký cược ban đầu cũng thuộc về người cho thuê.  

Thuê tài sản bao gồm 2 hình thức như sau:

  • Thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao một phần lớn rủi ro quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. 
  • Thuê hoạt động (thuê vận hành): Là hình thức thuê tài sản ngắn hạn tài sản, hay có thể hiểu đơn giản thuê hoạt động là thuê tài sản không phải thuê tài chính.

Tiêu thức

Thuê hoạt động

Thuê tài chính

Thời gian thuê

Ngắn

Kéo dài

Bên chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo hiểm và các rủi ro liên quan đến tài sản thuê

Người cho thuê (Bên cho thuê).

Người đi thuê (Bên đi thuê).

Quyền hủy ngang hợp đồng

Bên đi thuê có quyền hủy ngang hợp đồng.

Bên đi thuê không có quyền hủy ngang hợp đồng trước thời hạn.

Quyền quyết định tài sản khi kết thúc hợp đồng

Kết thúc thời hạn thuê, người cho thuê toàn quyền viết định việc sử dụng tài sản.

Kết thúc thời hạn thuê, người đi thuê được quyền chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các thỏa thuận trong hợp đồng.

Số tiền thuê

Số tiền thuê cho mỗi lần giao dịch nhỏ hơn rất nhiều lần so với giá trị của tài sản.

Tổng số tiền mà bên đi thuê phải trả cho bên cho thuê thường bù đắp giá trị gốc của tài sản.

II. Hợp đồng thuê tài sản là gì?

1. Các hình thức của hợp đồng thuê tài sản?

Hình thức của hợp đồng thuê tài sản là gì? Hình thức của hợp đồng tài sản thuê được phân thành nhiều loại, mỗi loại tương ứng với một đối tượng của hợp đồng thuê tài sản riêng. Các đối tượng của hợp đồng thuê tài sản thường bao gồm tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, bất động sản thuộc các khu công nghiệp, khu chế xuất và các cơ sở kinh doanh khác sẽ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Nếu cần thuê các loại tài sản này nhằm mục đích sản xuất và kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ phải làm việc trực tiếp với Nhà nước. 

Các hình thức của hợp đồng thuê tài sản?

Dựa vào các đối tượng của hợp đồng cho thuê tài sản như trên mà có thể chia thành 4 loại hình thức khác nhau, đó là:

  • Hợp đồng thuê tài sản có công chứng
  • Hợp đồng thuê tài sản có chứng thực
  • Hợp đồng thuê tài sản có người làm chứng
  • Hợp đồng thuê tài sản không có người làm chứng

Cụ thể, nếu tài sản mà doanh nghiệp muốn đi thuê không cần sự kiểm soát của Nhà nước khi chuyển nhượng hoặc tài sản không có đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng cho tài sản thuê phải được lập thành văn bản. 

2. Giá thuê tài sản được quy định như thế nào?

Giá thuê tài sản được quy định tại Điều 473 của Bộ luật Dân sự 2015 ở Tiểu mục 1 quy định chung về hợp đồng thuê tài sản.

  • Giá thuê do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  • Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì giá thuê được xác định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê. 

3. Thời hạn thuê tài sản là bao lâu?

Thời gian tài sản thuê được nêu rõ tại Điều 474 của Bộ luật Dân sự, cụ thể như sau:

  • Thời hạn thuê do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì được xác định theo mục đích thuê.
  • Trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời hạn thuê và thời hạn thuê không thể xác định được theo mục đích thuê thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất kỳ lúc nào, nhưng phải thông báo cho bên kia trước một khoảng thời gian hợp lý. 

4. Các nghĩa vụ trong hợp đồng thuê tài sản được quy định như thế nào?

Các nghĩa vụ trong hợp đồng thuê tài sản được quy định như thế nào?

Nghĩa vụ đảm bảo giá trị sử dụng của tài sản thuê cũng như các bên được quy định tại Điều 477 của Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể như sau:

  • Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê, phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.
  • Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:
  • Sửa chữa tài sản.
  • Giảm giá thuê.
  • Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê tài sản không biết hoặc tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được.
  • Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa. 

Nghĩa vụ bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho bên thuê - Điều 478, Bộ luật Dân sự 2015

  • Bên cho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê.
  • Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê mà bên thuê không được sử dụng tài sản ổn định thì bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê - Điều 479, Bộ luật Dân sự 2015

  • Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.
  • Bên thuê tài sản không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.
  • Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.

Nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích - Điều 480, Bộ luật Dân sự 2015

  • Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
  • Trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

III. Một số câu hỏi thường gặp về thuê tài sản

1. Có được cho bên khác thuê lại tài sản mà mình đã thuê không?

Tại Điều 132 Luật Nhà ở 2014 quy định đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở như sau:

“đ) Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;”

Theo Điều 475 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cho thuê lại như sau:

Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.

Như vậy, theo quy định trên bên thuê nhà có thể cho người khác thuê lại căn nhà mà mình đang thuê nếu như có sự đồng ý của chủ nhà.

2. Khi thuê tài sản mà làm hư hỏng tài sản có phải bồi thường không?

Theo Điều 479 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê như sau:

Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê

a. Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.

Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.

b. Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.

Như vậy. bên thuê nhà của bạn phải có nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ. Trong trường hợp người thuê làm mất, hư hỏng nhà của bạn thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

c. Nguyên tắc trả tiền thuê tài sản được quy định như thế nào?

- Bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả tiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán nơi trả tiền; nếu không thể xác định được thời hạn theo tập quán thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê.

- Trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác

IV. Luật sư tư vấn về hợp đồng thuê tài sản

Khách hàng làm hợp đồng thuê tài sản tại NPLaw sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi như sau:

  • Tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến việc thuê tài sản và hợp đồng thuê tài sản.
  • Tư vấn và giải đáp thắc mắc về những quy định của Nhà nước và các thủ tục làm hợp đồng thuê tài sản.
  • Đại diện cho khách hàng hoàn tất các thủ tục làm hợp đồng thuê tài sản.

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, Hãng luật NPLaw tự tin sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của quý khách về các vấn đề. Mọi thắc mắc xin liên hệ với NPLaw để được giải đáp nhanh nhất.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú 

Địa chỉ: 139H4 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan