Việc sử dụng thuốc thú y là một biện pháp duy trì cấp thiết tại các trang trại chăn nuôi. Sử dụng thuốc thú y hết hạn sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường cho động vật. Vậy Thuốc thú y hết hạn được hiểu như thế nào? Quy định về thu hồi thuốc thú y hết hạn như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề thuốc thú y hết hạn.
Trong chăn nuôi gia súc gia cầm hiện nay, việc sử dụng thuốc thú y đã và đang được quan tâm nhất định, trong đó phần lớn số cơ sở chăn nuôi sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phòng bệnh, kích thích tăng trưởng. Việc sử dụng thuốc thú y nói chung, thuốc kháng sinh nói riêng là một biện pháp duy trì cấp thiết tại các trang trại chăn nuôi. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi có thể phá vỡ cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật đường ruột gây rối loạn quá trình tiêu hóa. Mối nguy hại chính của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi không đúng nguyên tắc, liều lượng, hạn sử dụng dẫn đến vấn đề nhờn thuốc, thuốc không có hiệu quả. Điều này không chỉ ảnh hưởng trước tiên đến vật nuôi mà còn gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng khi tiêu thụ thực phẩm do sự tồn dư kháng sinh.
Theo Điều 3 Luật thú y 2015 thì Thuốc thú y là đơn chất hoặc hỗn hợp các chất bao gồm dược phẩm, vắc-xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất được phê duyệt dùng cho động vật nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều chỉnh, phục hồi chức năng sinh trưởng, sinh sản của động vật.
Hạn sử dụng của thuốc là ngày cuối cùng mà nhà sản xuất đảm bảo được tính hiệu lực, an toàn và chất lượng của thuốc đó nếu nó được bảo quản đúng quy định. Thuốc thú y hết hạn sử dụng sẽ không còn tính chất ban đầu, thuốc sẽ chuyển hóa sang dạng khác hoặc sản sinh ra những hợp chất có độc tính cao có thể gây độc cho động vật. Sự biến tính của các thành phần thuốc, hư hỏng dạng bào chế, nhiễm khuẩn… có thể gây dị ứng, sốc phản vệ, thậm chí tử vong.
Căn cứ khoản 1 Điều 105 Luật Thú y 2015 quy định về các trường hợp thu hồi thuốc thú y trên thị trường như sau:
- Khi phát hiện thuốc thú y phải thu hồi theo quy định, cơ sở sản xuất, nhập khẩu thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về lô thuốc thú y phải thu hồi và có trách nhiệm thu hồi toàn bộ thuốc thú y đó; trường hợp cơ sở sản xuất, nhập khẩu không tự nguyện thu hồi thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc thu hồi.
- Các biện pháp xử lý thuốc thú y bị thu hồi bao gồm:
- Thẩm quyền xử lý thuốc thú y bị thu hồi được quy định như sau:
- Cơ sở sản xuất, nhập khẩu có thuốc thú y bị thu hồi phải chịu mọi chi phí thu hồi và xử lý.
Trình tự thu hồi thuốc thú y được quy định tại Điều 39 Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT, sửa đổi bởi khoản 11 Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BNNPTNT như sau:
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện thuốc thú y thuộc diện phải thu hồi theo quy định thì phải tiến hành niêm phong ngay và kiến nghị cơ quan thú y có thẩm quyền ra quyết định thu hồi.
- Việc thu hồi đối với thuốc thú y qua kiểm tra không đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tiêu chuẩn áp dụng đã đăng ký, công bố được thực hiện như sau:
Trong thời hạn 15 ngày đối với dược phẩm, hóa chất, chế phẩm sinh học và 60 ngày đối với vắc xin, kháng thể kể từ ngày lấy mẫu, Cục Thú y thông báo cho cơ sở biết kết quả kiểm tra mẫu thuốc thú y và yêu cầu cơ sở tự thu hồi ngay lô thuốc thú y không đạt chất lượng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Thú y, cơ sở có quyền khiếu nại với Cục Thú y về kết quả kiểm tra mẫu thuốc thú y. Hết thời hạn này nếu cơ sở không có khiếu nại, Cục Thú y ra quyết định thu hồi lô thuốc thú y không đạt chất lượng trên toàn quốc.
Trong trường hợp có khiếu nại, Cục Thú y lấy mẫu thuốc thú y kiểm tra lại và nếu kết quả kiểm tra lại vẫn không đạt chất lượng, Cục Thú y ra quyết định thu hồi lô thuốc thú y không đạt chất lượng trên toàn quốc; nếu kết quả kiểm tra lại kết luận thuốc thú y đạt chất lượng thì lô thuốc thú y được tiếp tục lưu thông trên thị trường;
Trong thời hạn 15 ngày đối với dược phẩm, hóa chất, chế phẩm sinh học và 60 ngày đối với vắc xin, kháng thể kể từ khi lấy mẫu, cơ quan lấy mẫu thông báo cho cơ sở buôn bán, sản xuất, nhập khẩu lô thuốc thú y đó biết và tiến hành niêm phong ngay lô thuốc thú y không đạt chất lượng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, cơ sở có quyền khiếu hại với cơ quan lấy mẫu về kết quả kiểm tra mẫu thuốc. Hết thời hạn này nếu cơ sở không có khiếu nại hoặc kết quả kiểm tra lại không đạt chất lượng, cơ quan lấy mẫu ra quyết định thu hồi trên toàn địa bàn tỉnh, thành phố, đồng thời thông báo cho Cục Thú y và cho cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu lô thuốc đó biết.
Cục Thú y khi nhận được thông báo lô thuốc thú y không đạt chất lượng của cơ quan lấy mẫu, tiến hành lấy mẫu ngay tại cơ sở sản xuất, nhập khẩu để kiểm tra lại. Nếu kết quả kiểm tra lại không đạt chất lượng tiến hành niêm phong lô thuốc tại cơ sở sản xuất, nhập khẩu. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, cơ sở có quyền khiếu nại với Cục Thú y về kết quả kiểm tra mẫu thuốc. Hết thời hạn này nếu cơ sở không có khiếu nại, Cục Thú y ra quyết định thu hồi trên toàn quốc.
- Cơ sở sản xuất, nhập khẩu, buôn bán có thuốc bị thu hồi có trách nhiệm tự thu hồi theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền. Sau khi thực hiện xong việc thu hồi, cơ sở phải báo cáo cơ quan ra quyết định thu hồi về kết quả việc thu hồi thuốc.
- Đối với thuốc thú y phải thu hồi trên toàn quốc, Cục Thú y ra quyết định thu hồi và trong vòng 24 giờ phải thông báo trên trang tin điện tử của đơn vị. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thu hồi trên địa bàn quản lý.
- Đối với thuốc thú y phải thu hồi trên địa bàn tỉnh, thành phố, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh ra quyết định thu hồi và trong vòng 24 giờ phải thông báo trên trang tin điện tử của đơn vị đồng thời có trách nhiệm giám sát việc thu hồi trên địa bàn quản lý.
Căn cứ Điều 106 Luật Thú y 2015 quy định về việc tiêu hủy thuốc thú y như sau:
- Thuốc thú y bị tiêu hủy trong các trường hợp sau đây:
Căn cứ quy định trên, ta thấy thuốc thú y bị tiêu hủy trong trường hợp hết hạn sử dụng mà không thể tái chế. Theo đó, trường hợp thuốc thú y hết hạn sử dụng mà không thể tái chế thì tổ chức, cá nhân có thuốc thú y có quyền tiêu hủy thuốc thú y theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và chịu mọi chi phí.
Theo khoản 2 Điều 83 Luật Thú y 2015 về thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y quy định: Cục Thú y thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y.
Theo đó, Cục Thú y là cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y.
Căn cứ điểm b khoản 2, điểm a khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 42 Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định về vi phạm về hoạt động trong hành nghề thú y như sau:
- Vi phạm về hoạt động trong hành nghề thú y:
- Hình thức xử phạt bổ sung:
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 90/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
- Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thú y là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Theo quy định trên, người sử dụng thuốc thú y hết hạn để chữa bệnh cho động vật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Đồng thời người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề thú y từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc tiêu hủy thuốc thú y đối với hành vi vi phạm.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 90/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 27 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng thuốc thú y hết hạn để phòng bệnh cho động vật là 01 năm.
Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật và thực hiện thủ tục liên quan đến việc xử lý thuốc thú y hết hạn là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và Luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề liên quan đến việc xử lý thuốc thú y hết hạn. Kế đó, quý khách có thể đưa ra quyết định lựa chọn Luật sư của NPLaw bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc là người đại diện theo ủy quyền khi tham gia tố tụng.
Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về tư vấn pháp luật và thực hiện thủ tục liên quan đến việc xử lý thuốc thú y hết hạn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn