QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI

Điều kiện để Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được thi hành tại Việt Nam là gì? Thủ tục, trình tự thực hiện ra sao? Pháp luật Việt Nam đảm bảo cho quá trình thực hiện phán quyết diễn ra như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề trên. 

I. Tìm hiểu về trọng tài nước ngoài

Tìm hiểu về trọng tài nước ngoài như sau: 

1. Trọng tài nước ngoài là gì?

Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam.

/upload/images/doanh-nghiep/hinh-anh-1(2).jpeg

 

2. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật tố tụng dân sự 2015

– Luật trọng tài thương mại 2010

II. Quy định của pháp luật về trọng tài nước ngoài

Quy định của pháp luật về trọng tài nước ngoài như sau:  

1. Điều kiện nào để một Tổ chức trọng tài nước ngoài có thể hoạt động tại Việt Nam?

Tại Điều 73 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về điều kiện để một tổ chức trọng tài nước ngoài có thể hoạt động tại Việt Nam thì một tổ chức trọng tài nước ngoài muốn hoạt động tại Việt Nam thì cần phải đáp ứng hai điều kiện.

-  Một là tổ chức trọng tài nước ngoài này phải được thành lập rồi và đang hoạt động hợp pháp tại nước ngoài. 

- Hai là tổ chức trọng tài nước ngoài này phải tôn trọng Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Quy định của pháp luật Việt Nam về phán quyết trọng tài nước ngoài và những bất cập

Theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010 thì Tổ chức trọng tài nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo hai hình thức là :

– Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Tổ chức trọng tài nước ngoài. Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Khi hoạt động theo hình thức Chi nhánh, Tổ chức trọng tài nước ngoài và Chi nhánh của tổ chức chịu trách nhiệm sẽ chịu trách nhiệm về hoạt động của Chi nhánh trước pháp luật Việt Nam. Trưởng Chi nhánh thành lập và hoạt động tại Việt Nam do Tổ chức trọng tài nước ngoài cử và là người đại diện theo ủy quyền của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

– Văn phòng đại diện: cũng là đơn vị phụ thuộc của Tổ chức trọng tại nước ngoài , tuy nhiên, văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động nghiệp vụ giống như Tổ chức trọng tài nước ngoài hay Chi nhánh mà chỉ được thành lập nhằm tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động trọng tài tại Việt Nam theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Văn phòng đại diện không tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật Việt Nam mà sẽ do Tổ chức trọng tài nước ngoài chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam.

III. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến trọng tài nước ngoài

1. Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có những đơn vị phụ thuộc nào?

Chi nhánh và văn phòng đại diện của Tổ chức Trọng tài nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của Tổ chức Trọng tài nước ngoài nhưng phạm vi hoạt động của chi nhánh rộng hơn văn phòng đại diện. Chi nhánh của Tổ chức Trọng tài nước ngoài được thực hiện cung cấp dịch vụ trọng tài, hòa giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác tại Việt Nam trong khi văn phòng đại diện của Tổ chức Trọng tài nước ngoài không được thực hiện hoạt động trọng tài tại Việt Nam mà hoạt động chính là nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội hoạt động trọng tài tại Việt Nam.

2. Phán quyết của trọng tài nước ngoài có được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 424 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì phán quyết của Trọng tài nước ngoài được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành.

3. Thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?

Các phán quyết Trọng tài nước ngoài sẽ được thi hành như những quyết định của Toà án địa phương và hệ thống các cơ quan tư pháp của Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành phán quyết.

/upload/images/doanh-nghiep/hinh-anh-3(3).jpeg

4. Các trường hợp công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Trường hợp công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam: 

- Khoản 10 điều 3 Luật trọng tài thương mại phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài và khoản 2 Điều 424 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định ”Phán quyết của Trọng tài nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành”

- Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam.

- Phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn.

- Phán quyết của trọng tài nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có “hiệu lực pháp luật” như quyết định của Tòa án của Việt Nam có hiệu lực pháp luật.

Trên đây là những thông tin xoay quanh trọng tài nước ngoài. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về trọng tài nước ngoài, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan