Quy định của pháp luật về ủy quyền tham gia tố tụng

Việc ủy quyền tham gia tố tụng trong thời gian gần đây trở nên phổ biến hầu hết ở các lĩnh vực đặc biệt là đối với lĩnh vực dân sự. Vậy ủy quyền tham gia tố tụng là gì? Thủ tục ủy quyền tham gia tố tụng được quy định như thế nào? Hãy cùng NPlaw tìm hiểu thông qua các nội dung dưới đây.

I. Thực trạng liên quan đến uỷ quyền tham gia tố tụng

Thông qua tìm hiểu trên thực tế, việc ủy quyền tham gia tố tụng dần dần trở nên phổ biến bởi những lợi ích của nó mang lại. Quá trình tố tụng giải quyết vụ việc có thể được kéo dài do được thực hiện với trình tự, thủ tục chặt chẽ nên có nhiều đương sự trong các vụ án ủy quyền cho người đại diện tham gia quá trình tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Tuy nhiên, qua quá trình áp dụng tại Tòa án cho thấy việc ủy quyền tham gia tố tụng đang tồn tại một số vướng mắc nhất định cần được tháo gỡ, giải đáp. Các vướng mắc trong việc ủy quyền tham gia tố tụng đều xuất phát từ các quy định của pháp luật về ủy quyền tham gia tố tụng như việc công chứng, chứng thực văn bản ủy quyền, hình thức của văn bản ủy quyền,... Do đó, cần phải nắm rõ các quy định của pháp luật để hạn chế được các tranh chấp phát sinh liên quan đến ủy quyền tham gia tố tụng.

II. Các quy định liên quan đến uỷ quyền tham gia tố tụng

1. Thế nào là uỷ quyền tham gia tố tụng?

Ủy quyền là một trong các hình thức đại diện được pháp luật quy định, theo đó bên được ủy quyền sẽ thực hiện công việc thay cho bên ủy quyền trong trường hợp bên ủy quyền không thể tự mình thực hiện. Theo quy định của pháp luật thì ủy quyền là việc thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. 

Như vậy, ủy quyền tham gia tố tụng là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền sẽ thay mặt cho bên ủy quyền để tham gia vào quá trình tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho bên ủy quyền.

2. Thủ tục uỷ quyền tham gia tố tụng

Thủ tục ủy quyền tham gia tố tụng được thực hiện như sau:

- Người ủy quyền làm giấy ủy quyền cho bên được ủy quyền để đại diện cho mình tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc. Trong giấy ủy quyền phải xác định rõ các nội dung ủy quyền, kể cả việc ủy quyền ký đơn khởi kiện, ủy quyền tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc.

- Việc ủy quyền tham gia tố tụng cần được công chứng, chứng thực để bảo vệ quyền lợi cho các bên. Theo quy định của pháp luật thì giấy ủy quyền không bắt buộc phải công chứng, chứng thực mà phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Riêng giấy uỷ quyền không có thù lao, nghĩa vụ bồi thường, không liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì có thể thực hiện chứng thực chữ ký.

Sau khi hoàn thành giấy ủy quyền hoặc công chứng, chứng thực giấy ủy quyền (trường hợp các bên có thỏa thuận) tại tổ chức hành nghề công chứng thì bên được ủy quyền có thể đại diện cho bên ủy quyền để tham gia tố tụng, bảo vệ quyền lợi cho bên ủy quyền.

3. Hợp đồng uỷ quyền tham gia tố tụng chi tiết gồm những nội dung nào? Nội dung nào quan trọng nhất? Tại sao?

Hợp đồng ủy quyền tham gia tố tụng chi tiết gồm các nội dung như sau:

- Thông tin của các bên gồm họ tên, địa chỉ,...

- Phạm vi ủy quyền;

- Nghĩa vụ và quyền của các bên;

- Thời hạn ủy quyền;

- Chế độ thù lao;

- Phương thức giải quyết tranh chấp;

- Cam kết của các bên.

Trong các nội dung trên trong hợp đồng ủy quyền tham gia tố tụng thì nội dung về phạm vi ủy quyền được xem là quan trọng nhất. Bởi khi các bên lập hợp đồng để ủy quyền tham gia tố tụng thì bên được ủy quyền chỉ được phép thực hiện chính xác các công việc được nêu trong hợp đồng. Bên được ủy quyền không thể thực hiện các nội dung không được ghi trong phạm vi ủy quyền. Bên cạnh đó, thông qua việc xác định rõ phạm vi ủy quyền giúp cho bên được ủy quyền biết được cụ thể các công việc mà mình cần thực hiện để hạn chế các trường hợp thực hiện công việc phát sinh ngoài phạm vi đại diện.

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến uỷ quyền tham gia tố tụng

NPlaw xin phép giải đáp một số thắc mắc thường gặp liên quan đến ủy quyền tham gia tố tụng dưới đây.

1. Có được uỷ quyền tham gia tố tụng trong vụ án ly hôn không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì họ là người đại diện. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì không được ủy quyền tham gia tố tụng trong vụ án ly hôn

2. Có được thỏa thuận thù lao uỷ quyền tham gia tố tụng không?

Theo quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Như vậy, trong trường hợp này thì các bên được phép thỏa thuận thù lao ủy quyền tham gia tố tụng. Nếu có thỏa thuận trả thù lao thì bên ủy quyền phải thanh toán thù lao cho bên được ủy quyền để thực hiện công việc.

3. Người nhận uỷ quyền tham gia tố tụng có được ký tên vào Đơn khởi kiện không?

Hiện nay, pháp luật về tố tụng nói chung chưa có quy định nào cấm việc bên được ủy quyền tham gia tố tụng không được phép ký tên vào Đơn khởi kiện. Do đó, bên nhận ủy quyền được đại diện cho bên ủy quyền tham gia tố tụng và kể cả việc ký tên vào Đơn khởi kiện.

4. Người nhận uỷ quyền tham gia tố tụng có được phép vắng mặt không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì việc đương sự hoặc người đại diện vắng mặt trong khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 1 thì Hội đồng xét xử sẽ phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Trong lần triệu tập hợp lệ thứ 2 nếu đương sự và người đại diện vẫn vắng mặt mà không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án. Như vậy, theo quy định nêu trên thì người nhận ủy quyền tham gia tố tụng được phép vắng mặt trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án tại Tòa án.

5. Thủ tục ủy quyền đối với đại diện công đoàn đại diện cho đương sự khi tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án tranh chấp lao động thông qua hình thức ủy quyền như thế nào?

Thủ tục ủy quyền đối với đại diện công đoàn đại diện cho đương sự khi tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án tranh chấp lao động thông qua hình thức ủy quyền được quy định tại tiết 2.2 tiểu mục 2 Mục 3 Hướng dẫn 92/HD-TLĐ năm 2023 hướng dẫn thủ tục ủy quyền như sau:

- Đối với NLĐ: NLĐ làm giấy ủy quyền cho Công đoàn thực hiện việc khởi kiện vụ án lao động (trực tiếp ký đơn khởi kiện) theo quy định tại khoản 2 Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và/hoặc tham gia tố tụng giải quyết TCLĐ cá nhân tại Tòa án các cấp; Công đoàn được ủy quyền cử cán bộ thực hiện nội dung được ủy quyền.

- Trong trường hợp có nhiều NLĐ có cùng yêu cầu đối với NSDLĐ, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của Công đoàn thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

- Việc ủy quyền của NLĐ cho Công đoàn cần được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng (phòng công chứng và văn phòng công chứng). Giấy ủy quyền phải quy định rõ các nội dung ủy quyền, kể cả việc ủy quyền ký đơn khởi kiện, đơn khởi kiện bổ sung, ủy quyền tham gia quá trình giải quyết vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án các cấp, bao gồm cả kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm.

Trường hợp NLĐ làm giấy ủy quyền cho CĐCS và CĐCS muốn ủy quyền lại cho công đoàn cấp trên tham gia tố tụng (nếu CĐCS không tham gia được) thì nội dung giấy ủy quyền cần ghi rõ người nhận ủy quyền được phép ủy quyền cho người thứ ba thực hiện các hoạt động đại diện cho NLĐ tham gia tố tụng.

Đối với tổ chức công đoàn: CĐCS làm giấy ủy quyền cho công đoàn cấp trên khởi kiện và/hoặc tham gia tố tụng dân sự giải quyết TCLĐ tập thể về quyền, tham gia tố tụng dân sự giải quyết việc lao động tại các cấp Tòa án. Công đoàn cấp trên được ủy quyền cử cán bộ thực hiện nội dung được ủy quyền.

Công đoàn có quyền khởi kiện vụ tranh chấp về kinh phí công đoàn: sau khi khởi kiện thì công đoàn cấp dưới có quyền ủy quyền cho công đoàn cấp trên tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ tranh chấp tại các cấp Tòa án.

6. Có thể ủy quyền cho pháp nhân trở thành người đại diện tham gia tố tụng dân sự hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định như sau: “Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự”. Do đó, có thể ủy quyền cho pháp nhân trở thành người đại diện tham gia tố tụng dân sự.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến uỷ quyền tham gia tố tụng

Trên đây là một số nội dung quan trọng mà NPLaw đã cung cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bạn trong quá trình ủy quyền tham gia tố tụng. Trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến ủy quyền tham gia tố tụng nếu các bạn cảm thấy khó khăn, vướng mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Với đội ngũ làm việc chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn vững chắc, chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến ủy quyền tham gia tố tụng một cách chi tiết và hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn!


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp