Thực tế giải quyết tranh chấp tại các Tòa án cho thấy việc giải quyết tranh chấp có liên quan đến vấn đề vay nợ đến hạn không trả xảy ra khá thường xuyên. Vậy vay nợ đến hạn không trả là gì? Quy định của pháp luật về vay nợ đến hạn không trả như thế nào? Hãy cùng NPlaw tìm hiểu thông qua các nội dung dưới đây.
Hiện nay, việc vay nợ xảy ra khá phổ biến trong thời gian gần đây bởi thủ tục vay nợ dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện, bên vay không cần tài sản đảm bảo mà chỉ cần các giấy tờ tùy thân. Từ đó, dẫn đến việc bên vay không trả nợ hoặc trả nợ không đúng hạn theo thỏa thuận trước đó.
Nguyên nhân dẫn đến việc vay nợ đến hạn không trả xuất phát từ việc bên vay không có tài chính hoặc không có tài sản bảo đảm để trả nợ,...Bên cạnh đó, một số trường hợp do thân thiết nên khi cho vay không có hợp đồng vay làm cho quá trình giải quyết các tranh chấp có liên quan diễn ra khó khăn hơn.
II. Các quy định liên quan đến vay nợ đến hạn không trả
Vay nợ được xem là một trong các hình thức giao dịch dân sự. Theo đó, vay nợ là thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay, bên cho vay giao tài sản cho bên vay và bên vay có nghĩa vụ hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Như vậy, vay nợ đến hạn không trả có thể hiểu là khi hết thời hạn cho vay nhưng bên vay không trả lại tài sản cho bên cho vay theo thỏa thuận trước đó.
Để khởi kiện vay nợ đến hạn không trả, bên cho vay cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ, thủ tục như sau:
- Đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật;
- Các chứng cứ để chứng minh khoản vay: hợp đồng vay, giấy nợ viết tay,...
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, sổ hộ khẩu;
- Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn.
Ngoài ra, bên cho vay có thể gửi đơn để yêu cầu cơ quan công an điều tra về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 để bảo vệ quyền lợi của mình.
Nội dung đơn khởi kiện vay nợ đến hạn không trả bao gồm các nội dung cơ bản dưới đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Thông tin người khởi kiện; người bị kiện; người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có);
- Các nội dung yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Trong các nội dung trong đơn khởi kiện vay nợ đến hạn không trả thì nội dung về danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện được xem là quan trọng nhất. Bởi các tài liệu, chứng cứ là cơ sở để chứng minh được lợi ích của người khởi kiện bị xâm phạm và giúp cho quá trình giải quyết tại Tòa án được thực hiện một cách nhanh chóng và thuận tiện, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện. Trường hợp vì lý do nào đó mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ thì có thể bổ sung trong quá trình giải quyết vụ án.
III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến vay nợ đến hạn không trả
NPlaw xin phép giải đáp một số thắc mắc thường gặp liên quan đến vay nợ đến hạn không trả dưới đây.
Khi khởi kiện vay nợ đến hạn không trả thì người khởi kiện cần cung cấp các chứng cứ như: Hợp đồng vay nợ, giấy viết tay có chữ ký của bên vay hoặc các giấy tờ khác có liên quan để chứng minh có xảy ra giao dịch cho vay.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định chính xác về thời gian giải quyết các vụ việc liên quan đến vay nợ đến hạn không trả bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, pháp luật có quy định thời hạn của các bước xử lý vụ việc liên quan đến vay nợ đến hạn không trả như sau:
- Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện: căn cứ theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Và trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định tiếp nhận đơn, sửa đổi, bổ sung hoặc trả lại đơn khởi kiện. Trường hợp yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện thì thời hạn được quy định là không quá 15 ngày.
- Thụ lý vụ án: theo quy định tại khoản 2 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trong trường hợp này thì Tòa sẽ thụ lý ngay sau khi người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Ngoài các thời hạn nêu trên thì pháp luật còn quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử được thực hiện theo quy định tại Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Do đó, tùy vào mức độ của vụ việc vay nợ đến hạn không trả mà thời hạn giải quyết sẽ khác nhau.
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì trong đơn khởi kiện phải nêu rõ tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức. Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện. Như vậy, nguyên đơn phải cung cấp địa chỉ liên hệ của bị đơn trong tranh chấp khi vay đến hạn không trả.
Tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định người nào dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác thì được xem là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Như vậy, trường hợp nếu một người có hành vi lừa dối, sử dụng thủ đoạn, lòng tin của người khác để vay nợ nhưng đến hạn cố tình không trả thì được xem là một trong các dấu hiệu của tội lừa đảo.
Hành vi lừa dối để vay tiền, đến hạn không chịu trả nợ dù có khả năng chi trả thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 thì việc vay, mượn tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả thì được xem là dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Chính vì vậy, lừa dối để vay tiền, đến hạn không chịu trả nợ dù có khả năng chi trả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến vay nợ đến hạn không trả
Trên đây là một số nội dung quan trọng về vay nợ đến hạn không trả mà NPLaw đã cung cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bạn trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến vay nợ đến hạn không trả. Trường hợp nếu các bạn còn thắc mắc về các nội dung trên cần được giải đáp hoặc các vấn đề khác có liên quan đến vay nợ đến hạn không trả thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Với đội ngũ làm việc chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn vững chắc, chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến vay nợ đến hạn không trả một cách chi tiết và hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn!
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn