Quy định đặt biển hiệu quảng cáo hiện nay

Biển hiệu quảng cáo là một loại bảng, biển, hoặc vật phẩm được sử dụng để truyền tải thông tin quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ, hoặc thương hiệu của một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Việc thiết kế và lắp đặt biển hiệu quảng cáo phải tuân thủ các quy định pháp lý về kích thước, vị trí, nội dung, và các yêu cầu kỹ thuật khác nhằm đảm bảo an toàn, mỹ quan đô thị và không gây cản trở giao thông. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu quy định về đặt biển hiệu quảng cáo hiện nay trong bài viết dưới đây nhé.

Biển hiệu quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng của các doanh nghiệp. Việc quản lý biển hiệu quảng cáo được quy định bởi nhiều văn bản pháp luật như Luật Quảng cáo, Nghị định, Thông tư và các quyết định của UBND các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, dù đã có những khung pháp lý cụ thể, nhưng việc thực thi và giám sát vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng vi phạm tràn lan, gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, an toàn giao thông và môi trường sống. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và hiểu rõ các quy định pháp lý liên quan đến biển hiệu quảng cáo là cần thiết để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Việc đặt biển hiệu là một hình thức nhằm giới thiệu tên gọi, địa chỉ giao dịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam không phải xin phép nhưng phải tuân theo những quy định tại Điều 23 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng:

  • Đảm bảo mỹ quan
  • Vị trí: Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.
  • Có đầy đủ nội dung theo quy định.

Đặt biển hiệu quảng cáo như thế nào cho đúng pháp luật?

2. Nội dung bắt buộc phải khi đặt biển hiệu quảng cáo doanh nghiệp – công ty, chữ viết, kích thước biển hiệu

Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh được quy định tại Điều 34 Luật quảng cáo 2012 như sau:

Nội dung:

  • Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
  • Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Địa chỉ, điện thoại.

Việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luật này.

Kích thước biển hiệu:

  • Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
  • Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng. Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Khoản 2 Điều 23 Nghị định 103/2009/NĐ-CP quy định về vị trí biển hiệu như sau: “Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc”.

Như vậy, doanh nghiệp, công ty chỉ được đặt 01 biển hiệu tại cổng và phải đặt biển hiệu sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức.

Vị trí treo biển hiệu quảng cáo doanh nghiệp – công ty tại trụ sở, cơ sở kinh doanh-min.jpg

Theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật quảng cáo 2012:

  • Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
  • Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

Như vậy, đặt biển quảng cáo có chiều dài 4,2m và cao 2m là vi phạm quy định về kích thước nêu trên.

Theo khoản 2 Điều 31 Luật quảng cáo 2012 về cấp phép xây dựng công trình quảng cáo, việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương trong những trường hợp:

  • Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên;
  • Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;
  • Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên.

Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì phải xin phép xây dựng công trình quảng cáo theo quy định.

Đối với những trường hợp xây dựng công trình quảng cáo theo khoản 2 Điều 31 Luật quảng cáo 2012 thì phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương. Việc cấp giấy phép xây dựng công trình đặt biển hiệu quảng cáo như sau:

  • Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương.
  • Trường hợp địa điểm quảng cáo nằm trong quy hoạch quảng cáo đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
  • Trường hợp địa phương chưa phê duyệt quy hoạch quảng cáo thì cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương gửi văn bản xin ý kiến các sở, ban, ngành liên quan. Dựa trên các ý kiến đó để cấp giấy phép hoặc từ chối cấp giấy phép và nêu rõ lý do.

 Cá nhân đặt đại biển hiệu quảng cáo ngoài trời có bị phạt không?​​​​​4. Cá nhân đặt đại biển hiệu quảng cáo ngoài trời có bị phạt không?

Theo điểm a khoản 1 Điều 42 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, hành vi treo, dựng, đặt, gắn mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời không đúng vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận sẽ bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Việc đặt quảng cáo ngoài trời phải tuân thủ về giấy phép, quy hoạch theo quy định pháp luật. Cá nhân đặt đại biển hiệu quảng cáo mà không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt theo quy định nêu trên.

Theo Điều 6 Luật quảng cáo 2012: “Việc hợp tác giữa các chủ thể trong hoạt động quảng cáo phải thông qua hợp đồng dịch vụ quảng cáo theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, việc thuê bên khác đặt biển hiệu quảng cáo là một hoạt động quảng cáo do đó phải lập hợp đồng dịch vụ quảng cáo theo quy định trên.

Đặt biển hiệu quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing của mỗi doanh nghiệp. Để đạt hiệu quả tối đa, doanh nghiệp cần nắm rõ và tuân thủ các quy định pháp luật về nội dung, vị trí, kích thước và giấy phép cần thiết. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan