Quy định đặt tên cho tác phẩm hiện nay như thế nào?

Đặt tên cho tác phẩm là một trong những quyền nhân thân của tác giả và được pháp luật bảo vệ. Để bảo vệ quyền lợi của mình, tác giả và các chủ thể có liên quan cần hiểu rõ quy định về đặt tên cho tác phẩm. NPLaw sẽ phân tích một số quy định về đặt tên cho tác phẩm trong bài viết dưới đây.

Trong thực tế hiện nay, quyền đặt tên cho tác phẩm là một khía cạnh quan trọng, thể hiện tính sáng tạo, tính cá nhân của tác giả. Việc lựa chọn một tựa đề phù hợp cho tác phẩm là bước quan trọng giúp tác giả đưa tác phẩm đến với công chúng. Tuy nhiên, quyền đặt tên cho tác phẩm cũng cần phải tuân thủ quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của tác giả và tính hợp pháp của tác phẩm.

Đặt tên cho tác phẩm là một trong những quyền nhân thân của tác giả theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm  2009, 2019, 2022:

“Điều 19. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm:

1. Đặt tên cho tác phẩm.

Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này”;

Việc đặt tên cho tác phẩm là điều rất quan trọng với tác giả và chủ thể được chuyển giao quyền. Việc đặt tên sẽ giúp người khác nhận diện và ghi nhớ tác phẩm. Đây là bước giúp các chủ thể này truyền đạt thông điệp của tác phẩm, xác định thương hiệu của tác giả. 

Yêu cầu trong việc đặt tên cho tác phẩm?

Theo quy định về sở hữu trí tuệ, không có yêu cầu bắt buộc trong việc đặt tên cho tác phẩm. Tuy nhiên, khi đặt tên cho tác phẩm, người đặt tên cần lưu ý việc đặt tên phải lưu ý không có nội dung trái đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, mê tín dị đoan...

Theo khoản 1 Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm 2009, 2019, 2022:

“1. Đặt tên cho tác phẩm.

Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này”;

Như vậy, có hai chủ thể được đặt tên cho tác phẩm gồm tác giả tác phẩm; tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản và được tác giả chuyển nhượng quyền đặt tên tác phẩm.

Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 17/2023/NĐ-CP:

“Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Việc đặt tên cho tác phẩm không được vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật khác có liên quan”.

Như vậy, quyền đặt tên cho tác phẩm không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác không được quyền đặt tên cho tác phẩm dịch. Quy định này giúp bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm gốc.

Trường hợp nào tác giả không có quyền đặt tên cho tác phẩm?

Theo khoản 3 Điều 7 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm 2009, 2019, 2022, quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị giới hạn trong trường hợp: “Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ”.

Như vậy, khi thuộc trường hợp theo quy định trên, tác giả có thể bị hạn chế quyền đặt tên cho tác phẩm của mình.

Khoản 1 Điều 9 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm như sau: “Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng”.

Ngoài ra, chủ thể vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định:

  • Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch;
  • Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm.

Như vậy, mức phạt cho hành vi xâm phạm quyền đặt tên tác phẩm là phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Theo khoản 1 Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm 2009, 2019, 2022:

“1. Đặt tên cho tác phẩm.

Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này”;

Như vậy, tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản.

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ; Tư vấn, giải đáp các vấn đề liên quan đến đặt tên cho tác phẩm; Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong vụ việc tranh chấp.

Để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ NPLaw theo thông tin dưới đây:

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan