Quy định doanh nghiệp thanh toán nợ khi phá sản hiện nay

Việc thanh toán nợ không đúng thứ tự khi doanh nghiệp phá sản không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của các chủ nợ. Doanh nghiệp thanh toán nợ khi phá sản như thế nào là đúng? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của NPLaw để cùng tìm hiểu về nội dung này nhé.

I. Thực trạng doanh nghiệp thanh toán nợ khi phá sản hiện nay

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động không ngừng, vấn đề thanh toán nợ khi doanh nghiệp phá sản đang trở thành một thực trạng đáng lo ngại và thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia kinh tế, nhà quản lý và nhà đầu tư. Nhiều doanh nghiệp, dù có quy mô lớn hay nhỏ, đều không thể tránh khỏi nguy cơ phá sản khi gặp phải những khó khăn tài chính nghiêm trọng. Tuy nhiên, quá trình giải quyết nợ nần sau khi phá sản lại vô cùng phức tạp và ảnh hưởng lớn đến nhiều bên liên quan, từ chủ nợ, cổ đông đến nhân viên và cả nền kinh tế nói chung.

Theo khoản 2 Điều 4 Luật phá sản 2014: “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”. Có thể hiểu doanh nghiệp thanh toán nợ khi phá sản là quá trình mà một công ty, sau khi không còn khả năng thanh toán các khoản nợ và phải tuyên bố phá sản, tiến hành các thủ tục để giải quyết các nghĩa vụ tài chính của mình.

Khi doanh nghiệp thanh toán nợ trong quá trình phá sản, có một số nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ. Những nguyên tắc này thường được quy định rõ ràng trong từng điều luật về phá sản. Một số nguyên tắc chính như sau:

  • Các chủ nợ có bảo đảm sẽ được thanh toán trước từ tài sản bảo đảm của khoản nợ đó trước khi phân chia tài sản còn lại cho các chủ nợ không có bảo đảm theo Điều 53 Luật phá sản 2014.
  • Việc thanh toán phải tuân theo thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại Điều 54 Luật phá sản 2014.
  • Đảm bảo quyền lợi của người lao động trong trường hợp doanh nghiệp thanh toán nợ khi phá sản.
  • Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo thứ tự thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên sẽ được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Các nguyên tắc này không chỉ đảm bảo quá trình thanh toán nợ diễn ra một cách trật tự và công bằng, mà còn giúp bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan, từ chủ nợ, người lao động đến nhà nước và chính doanh nghiệp.

 Thủ tục, hồ sơ đăng ký cho doanh nghiệp thanh toán nợ khi phá sản

Bước 1: Người đủ điều kiện yêu cầu mở thủ tục phá sản gửi hồ sơ đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Hồ sơ bao gồm: Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Kèm theo đơn phải có chứng cứ chứng minh khoản nợ đến hạn.

Bước 2: Tòa án tiếp nhận và xử lý hồ sơ.

  • Hồ sơ không hợp lệ: người nộp hồ sơ bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng quy định.
  • Hồ sơ hợp lệ: Thẩm phán được phân công tiến hành xem xét đơn yêu cầu; thông báo nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

Bước 3: Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Theo khoản 3 Điều 54 Luật phá sản 2014 về thứ tự phân chia tài sản: “Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ”.

Như vậy, nếu tài sản còn lại không đủ để doanh nghiệp thanh toán nợ khi phá sản thì từng đối tượng trong cùng một thứ tự ưu tiên sẽ được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Tài sản còn lại không đủ để doanh nghiệp thanh toán nợ khi phá sản thì phải xử lý thế nào?

Theo điểm b khoản 1 Điều 54 Luật phá sản 2014, trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

“a) Chi phí phá sản; 

b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;”

Như vậy, doanh nghiệp thanh toán nợ khi phá sản phải thanh toán các khoản nợ lương, chi phí bảo hiểm xã hội cho người lao động theo thứ tự nêu trên, nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Việc thanh toán nợ khi phá sản phải được thực hiện theo đúng quy định về phá sản. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện giao dịch thanh toán không đúng có thể dẫn đến giao dịch vô hiệu nêu thuộc trường hợp quy định tại Điều 59 Luật phá sản 2014.

Khi đã có quyết định mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp không báo cáo với quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện thanh toán nợ sai thứ tự thì có thể bị xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo Điều 72 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

4. Các khoản nợ chưa đến hạn phải trả có phải tính vào thứ tự phân chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản không?

Điều 54 Luật phá sản 2014 quy định cụ thể về thứ tự phân chia tài sản và cũng nêu rõ “Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ”.

Như vậy, các khoản nợ quy định trong thứ tự thanh toán không phân biệt đã đến hạn hay chưa. Việc thanh toán các khoản nợ sẽ được phân chia theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 54 Luật phá sản 2014.

Theo khoản 2 Điều 65 Thông tư 80/2021/TT-BTC, hồ sơ xóa nợ thuế đối với doanh nghiệp phá sản gồm:

  • Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/XOANO ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này 
  • Bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế đối với các giấy tờ sau:

+ Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã;

+ Tài liệu phân chia tài sản của chấp hành viên thể hiện số nợ thuế thu hồi được hoặc không thu hồi được;

+ Quyết định về việc đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản của cơ quan thi hành án dân sự;

+ Thông báo tiền thuế nợ tại thời điểm đề nghị xóa nợ.

 

Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định doanh nghiệp thanh toán nợ khi phá sản hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan