QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI

Ngày nay, sự bùng nổ của khoa học công nghệ đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Trong đó ngành chăn nuôi lợn đạt nhiều thành tựu đáng nể. Từ những hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ, nhiều bà con đã trở thành nông dân “công nghệ” với chuồng trại quy mô lớn. Tuy nhiên việc xây dựng chuồng trại hiện nay lại tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Bài viết dưới đây của NPLaw sẽ cung cấp cho quý khách hàng những thông tin cơ bản trong quy định của pháp luật về xây dựng chuồng trại.

/upload/images/anh-1(3).png

I. Thực trạng xây dựng chuồng trại hiện nay

Thực tế hiện nay cho thấy tình trạng lấn chiếm đất công, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng sai mục đích…để xây dựng chuồng trại có những diễn biến phức tạp, một trong những nguyên nhân của vi phạm pháp luật đất đai kể trên là việc thanh tra của các cấp, các ngành chưa kiên quyết, triệt để, kịp thời làm hạn chế hiệu quả hoạt động thanh tra, chế tài quy định xử lý, xử phạt vi phạm pháp luật đất đai còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm và bản thân người sử dụng đất không nắm rõ được các quy định của pháp luật dẫn đến việc sử dụng đất sai mục đích.

II. Quy định về yêu cầu khi xây dựng chuồng trại

Căn cứ Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng như sau:

“Quy định chung về cấp giấy phép xây dựng

1. Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:

a) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;

b) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;

c) Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;

d) Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;

đ) Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;

e) Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này;

h) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;

k) Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.”

Như vậy nếu như muốn xây dựng trang trại chăn nuôi nhưng không thuộc trường hợp nào trong quy định ở Khoản 2 Điều 89 của Luật xây dựng 2014 sẽ bắt buộc phải xin cấp phép xây dựng.

Với trường hợp muốn tiến hành xây dựng nhà kho, chuồng trại để phục vụ cho chăn nuôi tại vùng nông thôn và khu vực xây dựng không nằm trong hoặc chưa có kế hoạch quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt thì có thể xây dựng mà không cần xin cấp phép. Thế nhưng, bắt buộc bà con phải liên hệ với bên chính quyền xã để nhờ hỗ trợ kiểm tra xem liệu khu vực đang có ý định xây dựng nhà kho, chuồng trại có thuộc quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng không. 

/upload/images/anh-2(2).png

III. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về xây dựng chuồng trại

1. Quy định xử phạt khi xây dựng chuồng trại trên đất nông nghiệp như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:

"Điều 17. Không đăng ký đất đai

1. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu.

2. Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại các điểm a, b, h, i, k và 1 khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động.

3. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc người đang sử dụng đất trong các trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định."

Trường hợp xây dựng chuồng trại trên đất nông nghiệp không rơi vào điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều 95 được nêu trên, do đó, hộ gia đình này không bị xử phạt hành vi không đăng ký đất đai, cũng không có căn cứ để dỡ chuồng trại này. UBND chỉ nhắc nhở hộ gia đình đi đăng ký thôi.

2. Đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm thuộc nhóm đất nào?

Căn cứ Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

"Điều 10. Phân loại đất

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất rừng phòng hộ;

đ) Đất rừng đặc dụng;

e) Đất nuôi trồng thủy sản;

g) Đất làm muối;

h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;"

Như vậy, để công trình của anh được xem là hợp pháp thì trước tiên việc anh xây dựng chuồng trại trên đất phải đúng mục đích sử dụng đất của nó.

Cụ thể theo quy định về phân loại đất căn cứ vào mục đích sử dụng, đất dùng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép thuộc nhóm đất nông nghiệp khác.

3. Xây dựng chuồng trại trong một thị trấn nhỏ thì có được phép hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:

Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi

1. Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.

2. Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

3. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.

4. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.

5. Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.

6. Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.

7. Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

8. Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.

9. Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.

10. Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.

11. Thông đồng, gian dối trong thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định, công bố chất lượng, chứng nhận sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.

12. Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

13. Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.

14. Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hợp pháp.

Như vậy, theo quy định trên, thấy rằng việc xây dựng chuồng trại để chăn nuôi gia súc trong thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư là hoàn toàn có thể thực hiện được nếu đảm bảo đáp ứng các điều kiện về xây dựng chuồng trại theo luật định.

/upload/images/anh-3(2).png

4. Chuyển từ đất trồng rừng sản xuất sang xây dựng chuồng trại thì có phải xin phép Ủy ban nhân dân xã không?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 theo đó việc phân loại đất được xác định như sau:

“Điều 10. Phân loại đất

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

c) Đất rừng sản xuất;

h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.”

Như vậy đất trồng rừng sản xuất và đất sử dụng để xây dựng chuồng trại đều được xếp vào nhóm đất nông nghiệp. 

Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định về mục đích sử dụng đất thì:

“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;”

Như vậy, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất xây dựng chuồng trại thuộc trường hợp chuyển từ đất rừng sản xuất vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp nên phải làm hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Về thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì theo điểm a khoản 2 Điều 59 Luật Đất đai 2013 có quy định như sau:

“Điều 59. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định."

Như vậy, theo quy định này thì chuyển từ đất rừng sản xuất sang đất xây dựng chuồng trại thuộc trường hợp phải xin phải chuyển mục đích sử dụng đất nên thẩm quyền cho phép chuyển mục đích thuộc về UBND huyện không phải thuộc thẩm quyền của UBND xã.

5. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi và đất ở có phải xin phép không?

Theo quy định tại khoản 1 điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Điều 10. Phân loại đất

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất rừng phòng hộ;

đ) Đất rừng đặc dụng;

e) Đất nuôi trồng thủy sản;

g) Đất làm muối;

h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

Như vậy, đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác và đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp, nên không cần phải xin phép.

IV. Vấn đề liên quan đến xây dựng chuồng trại có cần luật sư tư vấn không? Liên hệ như thế nào?

Khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn liên quan đến xây dựng chuồng trại tại NPLaw sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi như sau:

  • Tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến đến xây dựng chuồng trại 
  • Tư vấn và giải đáp thắc mắc về những quy định của Nhà nước và các thủ tục xây dựng chuồng trại.
  • Đại diện cho khách hàng hoàn tất các thủ tục về xây dựng chuồng trại

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, Hãng luật NPLaw tự tin sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của quý khách về các vấn đề. Mọi thắc mắc xin liên hệ với NPLaw để được giải đáp nhanh nhất.

Thông tin liên hệ tới Công ty Luật TNHH Ngọc Phú 

Địa chỉ: 139H4 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Website: nplaw.vn 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan