Nhằm thuận tiện hơn trong quá trình kinh doanh quốc tế, mở rộng thị trường ra nước ngoài, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài. Bằng bài viết này, NPLaw xin gửi đến Quý bạn đọc thông tin pháp lý về đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
"Điều 39. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài."
Như vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đặt tên bằng tiếng nước ngoài dịch từ Tiếng Việt sang hệ chữ La-tinh được dịch nguyên nghĩa hoặc theo nghĩa tương ứng từ tên Tiếng Việt.
Một số lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định số 01/2021/NĐ-CP như sau:
Để đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài đúng quy định pháp luật, trước hết doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện lựa chọn tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài đúng theo nội dung quy định và các lưu ý được ghi nhận nêu trên.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể kiểm tra tính khả dụng của tên doanh nghiệp bằng cách truy cập website của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để kiểm tra tính khả dụng của tên doanh nghiệp. Địa chỉ website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật để được hỗ trợ trong việc đặt tên và đăng ký tên doanh nghiệp.
Theo Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020, những hành vi nào bị cấm khi đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài bao gồm:
- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 18, 19 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì việc đặt tên phải đảm bảo không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và đảm bảo không được đăng ký tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
Như vậy, khi đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài, doanh nghiệp lưu ý các điều cấm được quy định chung nêu trên.
Căn cứ khoản 2 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
- Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
- …
Như vậy, các trường hợp nêu trên được coi là tên nước ngoài gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
Khoản 3 Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
“3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài”.
Như vậy, tên viết tắt của doanh nghiệp có thể được viết bằng tiếng nước ngoài.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài”.
Theo đó, tên nước ngoài của doanh nghiệp được dịch từ tên tiếng Việt. Điều này có thể hiểu rằng, doanh nghiệp cần có tên tiếng Việt trước, sau đó có thể đăng ký thêm tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài thông qua việc dịch từ tên tiếng Việt.
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 29 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau:
“1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.”
Như vậy, tên văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu, tức không thể dùng tiếng nước ngoài không phải là hệ chữ La-tinh.
Hiểu được nhu cầu tìm hiểu pháp lý liên quan đến đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài của Quý Khách hàng, Hãng luật NPLaw với bề dày kinh nghiệm trong đa dạng lĩnh vực sẽ hỗ trợ, tư vấn và hỗ trợ Quý Khách hàng thực hiện các thủ tục liên quan đến đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài. Quý bạn đọc có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn