QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ GIA CÔNG MAY MẶC CHO DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI

Gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài là một ngành nghề kinh doanh đang vô cùng phát triển trên thị trường Việt Nam hiện nay. Thông qua bài viết này, NPLaw xin gửi đến Quý bạn đọc những nội dung pháp lý hữu ích liên quan đến việc gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài.

I. Nhu cầu gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài

Việt Nam là một trong các thị trường gia công lớn và được ưu tiên lựa chọn trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực gia công may mặc bởi lẽ chi phí lao động Việt Nam thấp hơn so với nhiều quốc gia phát triển, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất. Với sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch COVID-19, nhu cầu về hàng may mặc đang tăng trở lại, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp gia công tại Việt Nam. 

Nhu cầu gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hiện nay rất cao. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, ngành dệt may là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đạt khoảng 39 tỷ USD trong năm 2023.

Dự kiến năm 2024, việc nhận gia công sản phẩm may mặc cũng chiếm tỷ trọng cao trong thống kê kim ngạch xuất khẩu của nước ta, chứng minh nhu cầu gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hiện nay là vô cùng lớn.A group of people working in a factory

Description automatically generated

 

II. Các quy định liên quan đến gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài

1. Thế nào là gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài?

Gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài là hình thức mà một doanh nghiệp Việt Nam nhận nguyên liệu, phụ liệu từ một doanh nghiệp nước ngoài, sau đó tiến hành gia công sản xuất thành sản phẩm hoàn chỉnh theo yêu cầu của đối tác. Sản phẩm cuối cùng sẽ được xuất khẩu trở lại nước ngoài hoặc các thị trường khác theo thỏa thuận trong hợp đồng.

2. Các vấn đề lưu ý khi gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài

Khi gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Đối tượng và phạm vi gia công: Tất cả các loại hàng hóa, trừ những trường hợp thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu và cấm nhập khẩu, đều được phép gia công. Tuy nhiên, nếu được nhà nước có thẩm quyền cho phép, có thể gia công hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu và cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài (Điều 180, Luật Thương mại 2005).
  • Thù lao gia công là tiền hoặc tài sản gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công. 
  • Xuất khẩu và nhập khẩu hợp pháp theo các quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu và việc tạm nhập khẩu, xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư hoặc chuyển khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư từ nước thứ ba cho bên nhận gia công, bên gia công để thực hiện hợp đồng gia công. 
  • Thuế và lệ phí khi nhập khẩu nguyên liệu, xuất khẩu sản phẩm cũng như việc quản lý chất lượng và kiểm tra Hải quan phù hợp quy định pháp luật.

3. Nội dung cần có trong hợp đồng gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài

Khi soạn thảo hợp đồng gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài, cần đảm bảo bao gồm các nội dung quan trọng sau:

  • Đối tượng của hợp đồng;
  • Thông tin của các bên;
  • Công việc cụ thể mà các bên phải thực hiện;
  • Thời hạn thực hiện công việc;
  • Thời gian giao sản phẩm;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên:

+ Bên đặt gia công theo Điều 181 Luật Thương mại 2005;

+ Bên nhận gia công theo Điều 178, Điều 182, Luật Thương mại 2005.

  • Cách thức thanh toán;
  • Trách nhiệm và phạt vi phạm;
  • Trường hợp bất khả kháng;
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng;
  • Thù lao gia công theo Điều 184, Luật Thương mại 2005.

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài

1. Công ty gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài chịu các loại thuế gì

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Căn cứ khoản 1, Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP thì hàng hóa gia công nhập khẩu, xuất khẩu, không tiêu dùng trong nước thì chịu mức thuế giá trị gia tăng 0%.

Công ty có hoạt động kinh doanh là gia công sản phẩm may mặc, có thu lợi nhuận nên phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 hiện hành.

Như vậy, công ty gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài chịu các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng 0%.

2. Sản phẩm gia công của công ty gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài có chịu thuế giá trị gia tăng không?

Căn cứ khoản 1, Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này. Trong đó, hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được giải thích là là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Hàng hóa là sản phẩm gia công cho doanh nghiệp nước ngoài, được xác định là hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, không tiêu dùng trong nước.

Như vậy, sản phẩm gia công của công ty gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất là 0%.

3. Công ty gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài cần đăng ký ngành nghề kinh doanh nào?

Việc gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài đòi hỏi bên gia công phải nhập khẩu nguyên liệu từ bên thuê gia công nước ngoài, sau đó xuất khẩu sản phẩm đã gia công ra nước ngoài cho bên thuê gia công.

Do đó, công ty gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài cần đăng ký các ngành nghề kinh doanh như sau:

- Ngành nghề kinh doanh gia công hàng hóa;

- Ngành nghề kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu;

4. Gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài nhưng giao sản phẩm chậm tiến độ thì có bị bắt bồi thường không? 

Căn cứ quy định tại Điều 303 Luật Thương mại năm 2005, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường bao gồm việc phát sinh hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế và hành vi vi phạm đó là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Việc giao sản phẩm chậm tiến độ đã thỏa thuận trong hợp đồng là hành vi vi phạm hợp đồng, có thể làm bên thuê gia công thiệt hại.

Như vậy, gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài nhưng giao sản phẩm chậm tiến phải bồi thường thiệt hại.

5. Gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài nhưng lô hàng bị ảnh hưởng của thiên tai không thể giao hàng thì cần làm gì? Có bị bồi thường hợp đồng khi bên thuê gia công không chấp nhận thỏa thuận?

Theo quy định tại khoản 1, Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015, trường hợp xảy ra thiên tai có thể xem là sự kiện bất khả kháng do thiên tai xảy ra là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.A group of people sewing on a sewing machine

Description automatically generated

Tuy nhiên, nhằm hạn chế các tranh chấp phát sinh trong trường hợp Bên bị vi phạm không đồng ý xác định thiên tai là sự kiện bất khả kháng, khi chịu ảnh hưởng của thiên tai dẫn đến không thể giao hàng gia công may mặc, bên vi phạm (bên gia công) cần xem xét thực hiện một số hoạt động sau:

  • Gửi văn bản thông báo kịp thời đến Bên giao gia công, mô tả sự ảnh hưởng của thiên tai và tình trạng không thể khắc phục được của Bên gia công;
  • Xem xét thỏa thuận với bên giao gia công (bên bị vi phạm) về việc xác định thiên tai là sự kiện bất khả kháng;

Trong trường hợp bên thuê gia công không chấp nhận thỏa thuận, bên gia công có thể không phải chịu phạt vi phạm, bởi: 

Căn cứ quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 294 Luật Thương mại năm 2005, trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm.

Theo quy định tại Điều 303 Luật Thương mại 2005, trường hợp miễn trách nhiệm không thuộc trường hợp phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật thương mại.

Như vậy, khi không thể giao hàng do thiên tai, bên gia công có thể xem xét và thỏa thuận các nội dung liên quan với bên thuê gia công và khi bên thuê gia công không chấp nhận thỏa thuận thì bên gia công có thể không phải bồi thường thiệt hại.

6. Doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài thì có bắt buộc phải có hợp đồng không?

Căn cứ khoản 1, Điều 45 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hành vi đặt gia công hoặc nhận gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài mà không có hợp đồng theo quy định được xác định là hành vi vi phạm về gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài. 

Theo quy định trên, doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài thì bắt buộc phải có hợp đồng.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài

Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định về gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề về gia công may mặc cho doanh nghiệp nước ngoài. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thủ tục pháp lý của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan