Khi đến làm việc tại Việt Nam, nhà thầu là người nước ngoài hay gọi tắt là nhà thầu nước ngoài thuộc trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Do đó, cần xin giấy phép lao động và cần đáp ứng một số điều kiện nhất định theo pháp luật Việt Nam. Cùng NPLAW tìm hiểu các quy định liên quan đến nhà thầu là người nước ngoài qua bài viết dưới đây nhé.
Ngành xây dựng Việt Nam là một trong những ngành có kết quả hoạt động tốt nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC). Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, ngành xây dựng Việt Nam cũng tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2020 và 2021.
Hiện nay, tại Việt Nam có khá nhiều công trình xây dựng được hợp tác giữa Việt Nam và các nước nước láng giềng. Một phần gắn kết tình cảm thân thiết giữa các nước, một phần phát triển kinh tế nước nhà. Đồng thời, mang những lợi thế, ưu điểm từ các nước về áp dụng cho đất nước nước mình. Vì vậy, nhu cầu tuyển nhà thầu người ngoài cũng khá phổ biến.
Hầu hết các nhà thầu là người nước ngoài được tuyển dụng đều là những người có kinh nghiệm, có năng lực, trình độ chuyên môn nhất định. Khi đến Việt Nam làm việc, nhà thầu người ngoài cần đáp ứng các điều kiện và quy định pháp luật Việt Nam.
Dưới đây là một số quy định về nhà thầu là người nước ngoài.
Theo khoản 12 Điều 3 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định nhà thầu nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự; đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của nhà thầu nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch. Nhà thầu nước ngoài có thể là tổng thầu, nhà thầu chính, nhà thầu liên danh, nhà thầu phụ.
Theo Điều 103 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Nhà thầu nước ngoài chuẩn bị hồ sơ theo khoản 1 Điều 104 Nghị định 15/2021/NĐ-CP gồm:
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nhà thầu nước ngoài nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ tới cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng.
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định xem xét hồ sơ để cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Trường hợp không cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động xây dựng phải trả lời bằng văn bản cho nhà thầu và nêu rõ lý do.
Bước 1: Ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, văn bản kiểm tra của cơ quản lý nhà nước về xây dựng, trong đó có kiến nghị thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng hoặc khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định một trong các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng theo quy định trên, cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép xây dựng ban hành quyết định thu hồi giấy phép xây dựng; trường hợp không thu hồi thì phải có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan kiến nghị;
Bước 2: Gửi quyết định đến các tổ chức, cá nhân liên quan
Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi; đồng thời gửi cho chủ đầu tư và các cơ quan có liên quan để biết;
Bước 3: Thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng
Tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng phải nộp lại bản gốc giấy phép hoạt động xây dựng cho cơ quan ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi;
Trường hợp tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng không nộp lại giấy phép hoạt động xây dựng theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thu hồi ra quyết định tuyên hủy giấy phép hoạt động xây dựng, gửi cho tổ chức/cá nhân bị tuyên hủy giấy phép hoạt động xây dựng, đồng thời gửi thông tin tới chủ đầu tư và các cơ quan có liên quan để biết.
Dưới đây giải đáp một số thắc mắc về nhà thầu là người nước ngoài.
1. Có cần phải xin giấy phép lao động cho nhà thầu là người nước ngoài không?
Tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động bao gồm:
Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, nếu nhà thầu là người nước ngoài thuộc một trong các trường hợp trên thì không phải xin giấy phép lao động.
Căn cứ Điều 99 Luật Xây dựng 2014 quy định về gia hạn giấy phép xây dựng như sau:
“1. Trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hiệu lực khởi công xây dựng, nếu công trình chưa được khởi công thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa 02 lần. Thời gian gia hạn mỗi lần là 12 tháng. Khi hết thời gian gia hạn giấy phép xây dựng mà chưa khởi công xây dựng thì chủ đầu tư phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới.
….
2. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn đã hết thời hạn tồn tại ghi trong giấy phép, nhưng quy hoạch chưa được thực hiện thì chủ sở hữu công trình hoặc người được giao sử dụng công trình đề nghị cơ quan cấp giấy phép xây dựng xem xét gia hạn thời gian tồn tại cho đến khi quy hoạch được triển khai thực hiện. Thời hạn tồn tại công trình được ghi ngay vào giấy phép xây dựng có thời hạn đã được cấp.”
Như vậy, việc gia hạn giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định trên. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa 02 lần. Thời gian gia hạn mỗi lần là 12 tháng.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) là một trong những công ty Luật uy tín, cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến nhà thầu là người nước ngoài, cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Bằng sự am hiểu nhất định, kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực pháp lý cùng đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.
Trên đây là bài viết liên quan đến các quy định về nhà thầu là người nước ngoài, hy vọng sẽ giúp bạn có được những kiến thức pháp lý hữu ích. Nếu bạn còn vướng mắc cần được giải đáp, tư vấn hay hỗ trợ các thủ tục pháp lý, đừng ngần ngại liên hệ ngay NPLAW theo thông tin sau:
Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn