Quy định kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn

Trong những năm gần đây, nhu cầu kinh doanh dịch vụ cung cấp thức ăn tại Việt Nam đã tăng mạnh, phản ánh sự phát triển của ngành dịch vụ và nhu cầu tiêu dùng của người dân. Với cuộc sống năng động, bận rộn ngày nay, nhiều người không có đủ thời gian hoặc kỹ năng để chuẩn bị các bữa ăn tự nấu. Để tối đa thời gian làm việc, các khu công nghiệp, trường học, công ty,... đều áp dụng dịch vụ nấu ăn theo suất ăn với số lượng lớn. Điều này vừa hỗ trợ học sinh, công nhân, người tiêu dùng nói chung vừa tạo công ăn việc làm, quan trọng nhất là đáp ứng tiêu chí về an toàn thực phẩm. Do đó, với những xu hướng và tiềm năng trên, việc kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn tại Việt Nam không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn là một cơ hội để phục vụ và làm hài lòng khách hàng trong một thị trường đầy cạnh tranh và phát triển.

I. Tìm hiểu về dịch vụ cung cấp suất ăn

Trong bối cảnh xã hội đang phát triển và tiêu dùng ngày càng đa dạng, nhu cầu kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn tại Việt Nam đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mọi người. Các tiện ích như nhà hàng, quán cà phê, quán ăn nhỏ... đều thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Trong bài viết dưới đây, NPLaw gửi đến bạn đọc một số quy định về kinh doanh dịch vụ cung cấp thức ăn, đồ uống hiện nay.

1. Dịch vụ cung cấp suất ăn là gì?

Kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn là hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp các sản phẩm đồ ăn và thức uống cho khách hàng. Đây là một lĩnh vực rộng lớn và đa dạng, bao gồm nhiều loại hình kinh doanh khác nhau như nhà hàng, quán cà phê, quán bar, quán ăn vỉa hè, dịch vụ giao hàng đồ ăn, cung cấp dịch vụ ăn uống trong các sự kiện, cung cấp các suất ăn tại xí nghiệp, nhà máy, công ty, ...

2. Các hình thức dịch vụ cung cấp suất ăn hiện nay

Theo khoản 5, Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010: “Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể”.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì có thể hiểu cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hiện nay gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.

II. Quy định pháp luật về dịch vụ cung cấp suất ăn

1. Quy trình hoạt động dịch vụ cung cấp suất ăn

Để bảo đảm các suất ăn an toàn và chất lượng, quá trình thực hiện các bước chế biến suất ăn cũng phải có quy trình, công đoạn và luôn được kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt từ bước chuẩn bị nguyên liệu đến khi sản phẩm đến được tay khách hàng. Dựa vào quy trình chế biến suất ăn và bảo quản thực phẩm công việc sản xuất những khẩu phần ăn sẽ diễn ra nhanh chóng và an toàn, chuyên nghiệp hơn. Quy trình chế biến suất ăn gồm những bước cụ thể như sau:

*Lập kế hoạch và thiết kế thực đơn 

Các cơ sở chuyên kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn thường có các đầu bếp chuyên nghiệp đảm nhận việc lập kế hoạch và thiết kế thực đơn. Họ xem xét yếu tố như sở thích ẩm thực, yêu cầu dinh dưỡng và ngân sách để tạo ra thực đơn đa dạng và phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

*Nhập và kiểm tra nguyên liệu đầu vào

Bước quan trọng nhất trong quy trình chính là tìm kiếm nguyên liệu và nhập thực phẩm. Thực phẩm trong suất ăn thường được chuẩn bị và phân phối hàng ngày bằng cách sử dụng các phương pháp và quy trình chuyên nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, cơ sở nấu ăn sẽ mua sắm nguyên liệu từ các nhà cung cấp đáng tin cậy. Nguyên liệu được lựa chọn kỹ lưỡng và kiểm tra chất lượng trước khi sử dụng.

*Sơ chế thực phẩm

Khi đã đảm bảo được chất lượng đầu vào sẽ tiến hành đến công đoạn tiếp theo đó là sơ chế thực phẩm. Nguyên liệu cần được sơ chế và bảo quản đúng như quy định. Đối với những loại rau, củ, quả sẽ được gọt vỏ, cắt gốc, rửa sạch và đem ngâm với nước muối loãng để khử trùng. Còn những loại thực phẩm chung thì sẽ được rửa sạch sẽ và sơ chế phù hợp để bảo quản trong tủ lạnh công nghiệp. Những thực phẩm khô và gia vị sẽ được bảo quản ở những khu vực có nhiệt độ bình thường, không có ánh sáng và nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến chất lượng.

*Chế biến thức ăn

Tùy vào đơn vị khách hàng đặt hàng với số lượng bao nhiêu sẽ có cấp trên chỉ đạo và tiến hành việc chế biến theo thực đơn đã được thiết kế. Các đầu bếp chuyên nghiệp tiến hành chế biến các món ăn theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng và hương vị tốt nhất. Để có thể đảm bảo sự đa dạng trong thực đơn, bếp nấu suất ăn công nghiệp cần phải sử dụng các phương pháp chế biến khác nhau. Quá trình chế biến cần đảm bảo theo sơ đồ quy trình chế biến suất ăn công nghiệp đó là đảm bảo theo đúng yêu cầu và quy trình của công nghiệp và dụng cụ chế biến món ăn cần được vệ sinh thật kỹ càng trước khi đem vào sử dụng. Các biện pháp vệ sinh như đảm bảo vệ sinh cá nhân, kiểm tra và quản lý nhiệt độ lưu trữ thực phẩm, giám sát quá trình nấu nướng và đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến trước khi cung cấp suất ăn.

*Chia thức ăn theo suất và giao hàng cho đơn vị đặt hàng

Thức ăn sau khi chế biến xong sẽ được giữ nóng và chuyển qua các dây chuyền phân chia khép kín, nơi thức ăn được chia theo suất và đóng hộp để giao cho đơn vị đặt hàng đúng thời gian quy định. Trong quá trình chia suất, cần kiểm tra kỹ lưỡng số lượng để đảm bảo đúng theo đơn hàng trước khi vận chuyển lên xe. Sau khi hoàn tất chế biến, sẽ tiến hành dọn dẹp và vệ sinh các công cụ, dụng cụ cũng như thiết bị nấu nướng đã sử dụng để chuẩn bị cho những lần chế biến suất ăn công nghiệp tiếp theo.

2. Quy định đảm bảo của dịch vụ cung cấp suất ăn phù hợp vệ sinh an toàn thực phẩm 

Dưới đây là một số quy định đảm bảo dịch vụ cung cấp suất ăn phù hợp với vệ sinh an toàn thực phẩm:

*Nguyên liệu

- Chọn nguồn cung cấp: Nguyên liệu phải được mua từ những nhà cung cấp có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

- Kiểm tra chất lượng: Nguyên liệu phải tươi ngon, không có dấu hiệu hư hỏng, mốc hay ô nhiễm.

* Quy trình chế biến

- Vệ sinh khu vực chế biến: Khu vực nấu nướng và chế biến phải sạch sẽ, thoáng mát và không có côn trùng.

- Đội ngũ nhân viên: Nhân viên chế biến phải được đào tạo về vệ sinh an toàn thực phẩm, luôn mang đồng phục sạch sẽ và đeo găng tay khi chế biến.

- Phân loại thực phẩm: Nguyên liệu sống và chín phải được bảo quản và chế biến riêng biệt để tránh ô nhiễm chéo.

*Bảo quản thực phẩm

- Nhiệt độ bảo quản: Thực phẩm phải được bảo quản ở nhiệt độ an toàn (thực phẩm nóng trên 60°C, thực phẩm lạnh dưới 5°C).

- Thời gian sử dụng: Thực phẩm đã chế biến cần được sử dụng trong khoảng thời gian nhất định để đảm bảo chất lượng.

*Đóng gói và vận chuyển

- Đóng gói an toàn: Sử dụng hộp đựng phù hợp, đảm bảo không bị rò rỉ và giữ được độ nóng của thực phẩm.

- Vận chuyển đúng cách: Thức ăn cần được vận chuyển trong điều kiện nhiệt độ phù hợp để đảm bảo an toàn.

*Kiểm tra và giám sát

- Kiểm tra định kỳ: Thực hiện kiểm tra định kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến và cung cấp.

- Ghi nhận thông tin: Lưu trữ thông tin về nguồn gốc thực phẩm và quy trình chế biến để phục vụ công tác kiểm tra khi cần thiết.

*Phản hồi từ khách hàng

- Lắng nghe ý kiến: Tiếp nhận phản hồi từ khách hàng về chất lượng suất ăn để cải tiến dịch vụ.

- Xử lý sự cố: Có quy trình xử lý khi có sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Tóm lại, việc tuân thủ các quy định này không chỉ đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng mà còn nâng cao uy tín và chất lượng dịch vụ cung cấp suất ăn.

III. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến dịch vụ cung cấp suất ăn

1. Thực đơn cung cấp suất ăn đảm bảo dinh dưỡng như thế nào?

Để xây dựng thực đơn cung cấp suất ăn đảm bảo dinh dưỡng, cần chú ý đến các yếu tố như cân bằng dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm và khẩu phần hợp lý để phù hợp với từng kiểu khách hàng. 

- Cân bằng dinh dưỡng: Chất đạm phải đảm bảo nguồn protein từ thịt, cá, đậu và các sản phẩm từ sữa. Chất béo nên sử dụng các loại dầu thực vật, hạn chế chất béo bão hòa. Carbohydrate bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, rau củ và trái cây.

- Đủ vitamin và khoáng chất: Chọn rau củ đa dạng màu sắc để cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau.

- Khẩu phần hợp lý: Tính toán khẩu phần ăn dựa trên độ tuổi, giới tính và mức độ hoạt động của người tiêu dùng.

- Đảm bảo an toàn thực phẩm: Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, an toàn và chế biến đúng cách.

2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn có phải duy trì mức vốn tối thiểu không?

Theo Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có quyền tự kê khai và chịu trách nhiệm về mức vốn điều lệ khi đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp ngành nghề đó thuộc danh mục yêu cầu vốn pháp định. Quy định này đảm bảo nguyên tắc tự do kinh doanh cho mọi doanh nghiệp, ngoại trừ các trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định riêng về vốn tối thiểu.

Ngoài ra, Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 liệt kê danh mục các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ngành dịch vụ cung cấp suất ăn không nằm trong danh mục này, đồng nghĩa rằng ngành này không chịu các yêu cầu đặc biệt về vốn pháp định. Bên cạnh đó, Điều 10 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP (hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư), các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xác định rõ ràng, và dịch vụ cung cấp suất ăn không nằm trong nhóm ngành yêu cầu điều kiện về vốn pháp định. Điều này củng cố thêm việc doanh nghiệp có quyền tự quyết định vốn điều lệ phù hợp với quy mô và nhu cầu hoạt động.

Từ các căn cứ pháp lý trên, ngành nghề kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn không thuộc danh mục ngành nghề yêu cầu vốn pháp định (mức vốn tối thiểu). Doanh nghiệp được quyền tự do xác định mức vốn điều lệ khi đăng ký kinh doanh, phù hợp với quy mô hoạt động của mình.

 

Theo đó, quy định trên không có nội dung yêu cầu mức vốn tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn. Do đó, doanh nghiệp không phải duy trì mức vốn tối thiểu.

3. Dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp cho doanh nghiệp chế xuất sẽ áp dụng thuế suất, thuế giá trị gia tăng bao nhiêu phần trăm?

Dịch vụ cung cấp suất ăn thường áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo thông tư số 219/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 26/2015/TT-BTC và Thông tư 43/2021/TT-BTC), Điều 11 của thông tư này hướng dẫn cụ thể về thuế suất 10%, bao gồm cả dịch vụ ăn uống và các loại dịch vụ liên quan khác không thuộc diện ưu đãi thuế.

 đây là mức thuế suất phổ biến áp dụng cho dịch vụ cung cấp suất ăn. Tuy nhiên, nếu dịch vụ cung cấp suất ăn có liên quan đến các chương trình khuyến mãi hoặc đặc thù nào đó, có thể sẽ có những quy định cụ thể khác. Doanh nghiệp nên tham khảo Luật thuế GTGT và các thông tư hướng dẫn để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ đầy đủ các quy định liên quan.

IV. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến dịch vụ cung cấp suất ăn

Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho Quý Khách hàng.

Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan