Hoạt động mua bán công ty hiện nay ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam cùng với quá trình đổi mới và tái cấu trúc nền kinh tế. Đặc biệt hoạt động mua công ty cổ phần diễn ra phổ biến nhất.
Vậy thực trạng việc mua công ty cổ phần hiện này như thế nào? Quy định pháp luật về mua công ty cổ phần ra sao? Có những vướng mắc gì cần lưu ý liên quan đến việc mua công ty cổ phần?
Để giải đáp vướng mắc này, Công Ty Luật TNHH Ngọc Phú xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:
Hiện nay, việc mua công ty cổ phần diễn ra rất phổ biến và tồn tại thực trạng sau:
-Nhiều đối tượng mua rất nhiều công ty cổ phần có đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh nhưng thực tế không hoạt động mà nhằm thực hiện việc mua bán hoá đơn cho các bên để nhằm mục đích kê khai khống trốn tránh nghĩa vụ thuế.
-Nhiều công ty cổ phần hoạt động không hiệu quả, tình trạng pháp lý không đảm bảo, nợ đọng thuế, sổ sách, giấy tờ nội bộ không thực hiện lưu trữ đầy đủ, … nhưng rao bán với giá rẻ để nhanh chóng bán được sang cho người khác. Người mua không kiểm tra kỹ tình trạng pháp lý của công ty dự định mua đó và vì tâm lý ham rẻ nhanh chóng bỏ tiền mua lại sau đó phải gánh chịu hậu quả nặng nề thay cho chủ cũ của công ty được mua lại.
- Nhiều trường hợp thực hiện mua lại công ty cổ phần nhưng các bên không thực hiện đúng theo trình tự thủ tục luật định dẫn đến giao dịch bị tuyên vô hiệu khi có tranh chấp phát sinh khởi kiện ra Toà án gây tốn kém rất nhiều thời gian, chi phí của người mua.
Trước khi thực hiện mua công ty cổ phần, chúng ta cần tìm hiểu về hoạt động này để hiểu rõ tránh những rủi ro phát sinh không đáng có.
Pháp luật hiện nay chưa có quy định giải thích cụ thể mua công ty cổ phần là gì. Trên cơ sở quy định về “mua lại doanh nghiệp” tại Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018, có thể hiểu, mua công ty cổ phần là việc một tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần cổ phần, tài sản của công ty cổ phần khác để kiểm soát, chi phối công ty bị mua lại hoặc một ngành, nghề của công ty bị mua lại.
Tổ chức, cá nhân có quyền được mua bán công ty cổ phần trừ trường hợp không có quyền mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 hoặc trường hợp việc mua bán công ty cổ phần nhằm thực hiện các hoạt động pháp luật cấm như lừa đảo, rửa tiền, mua bán hoá đơn,…
Quy định pháp luật hiện hành về mua công ty cổ phần như sau:
Việc mua công ty cổ phần có thể thực hiện qua hai phương thức: bằng hợp đồng mua bán giữa tổ chức, cá nhân bán và tổ chức, cá nhân mua hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán (đối với các công ty đã niêm yết). Bên cạnh đó, có trường hợp khi thực hiện mua công ty cổ phần phải thông báo tập trung kinh tế theo quy định Luật Cạnh tranh 2018 hoặc dẫn đến việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp do không đảm bảo số lượng cổ đông của công ty hoặc phải thực hiện thủ tục đăng ký mua cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Trong phạm vi bài viết này tập trung phân tích hoạt động mua công ty cổ phần phổ biển thực hiện bằng hợp đồng và không thuộc trường hợp phải thông báo tập trung kinh tế, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, đăng ký mua cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài. Thủ tục mua công ty cổ phần được thực hiện qua các bước sau:
*Bước 1: Thẩm tra pháp lý công ty dự kiến mua
Tổ chức, cá nhân trước khi mua mua công ty cổ phần nên thuê công ty Luật có kinh nghiệm thực hiện thẩm tra pháp lý công ty để nắm rõ tình trạng pháp lý của công ty dự định mua nhằm hạn chế tối đa các tranh chấp phát sinh, cụ thể:
– Về hoạt động của công ty: Quá trình thành lập, hoạt động và quản lý của doanh nghiệp qua việc rà soát, xem xét Điều lệ công ty; các biên bản họp và Nghị quyết của Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông liên quan đến việc bầu, bổ nhiệm, bãi nhiệm các thành viên giữ chức danh điều hành, quản lý trong công ty,…
- Về vốn góp của công ty gồm: Vốn điều lệ đã đăng ký của các cổ đông; tỷ lệ và thời gian góp vốn điều lệ; cơ cấu vốn góp trên thực tế của các cổ động,…
- Về tình hình sử dụng lao động trong công ty: Qua việc xem xét các hợp đồng lao động đối với nhân viên; việc đóng các loại bảo hiểm bắt buộc, phí công đoàn…; nội quy lao động; quy chế thỏa ước lao động tập thể…;
- Về tài sản của công ty: qua các tài liệu, chứng từ liên quan đến các tài sản hiện đang thuộc sở hữu của công ty;
- Về các hợp đồng trọng yếu của công ty: Xem xét giá trị pháp lý của hợp đồng, bao gồm sự hợp pháp về hình thức và nội dung của hợp đồng;
- Về việc tuân thủ pháp luật của công ty: các yếu tố được xem xét bao gồm sự tuân thủ về mặt pháp lý đối với các hoạt động phát sinh từ công ty, bao gồm các giấy phép kinh doanh; các quy định về bảo vệ môi trường; sự bảo đảm các quy định về phòng cháy, chữa cháy,...
-Về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của công ty gồm: các vấn đề liên quan đến kê khai, nộp, quyết toán thuế phát sinh từ hoạt động của công ty;
- Về các nghĩa vụ tài chính khác của công ty: Tập trung xem xét, đánh giá làm rõ các vấn đề về khoản nợ chưa thanh toán, tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh của công ty;
- Về vấn đề tranh chấp, kiện tụng và các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của công ty.
*Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ mua công ty cổ phần gồm:
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
- Biên bản thanh lý hợp đồng;
- Nghị quyết, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chuyển nhượng cổ phần, thay đổi cổ đông sáng lập công ty (đối với cổ phần hạn chế chuyển nhượng), thay đổi người đại diện pháp luật của công ty;
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký (thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập của công ty trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020)
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần, trong đó không bao gồm thông tin về cổ đông sáng lập chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua. (trong trường hợp thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập của công ty khi cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020)
- Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật mới;
- Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.
(Theo Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020; Khoản 1 Điều 12, 50, 57 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP)
*Bước 3: Kê khai, nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh:
Người nộp hồ sơ sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký xác thực hồ sơ mua công ty cổ phần đã chuẩn bị trừ hợp đồng chuyển nhượng và biên bản thanh lý hợp đồng qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).
*Bước 3: Nhận giấy biên nhận
Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
*Bước 4: Xử lý hồ sơ
Phòng Đăng ký kinh doanh cấp đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
*Bước 5: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Thông tin công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
( Theo Điều 32, 33, 34, 35, 42, 43, 44 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP)
*Bước 6: Hoàn tất thủ tục nội bộ công ty
Sau khi hoàn tất việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cần thực hiện điều chỉnh hồ sơ nội bộ công ty; họp bầu, bổ nhiệm các chức danh quản lý trong công ty gồm:
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
- Biên bản thanh lý hợp đồng;
- Nghị quyết, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chuyển nhượng cổ phần, thay đổi cổ đông sáng lập công ty (đối với cổ phần hạn chế chuyển nhượng), thay đổi người đại diện pháp luật của công ty;
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký (thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập của công ty trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020)
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần, trong đó không bao gồm thông tin về cổ đông sáng lập chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua. (trong trường hợp thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập của công ty khi cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020)
- Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật mới;
- Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.
(Theo Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020; Khoản 1 Điều 12, 50, 57 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP)
Để việc mua công ty cổ phần không phát sinh rủi ro, tranh chấp không đáng có, cần lưu ý các vấn đề sau:
Khi mua lại công ty cổ phần cần lưu ý:
-Nên xem xét, đánh giá kỹ tình trạng pháp lý của công ty dự định mua lại trước khi thực hiện thủ tục mua công ty cổ phần nhằm hạn chế những tranh chấp, rủi ro không đáng có. Tốt nhất nên thuê Công ty Luật có kinh nghiệm tiến hành thẩm tra pháp lý công ty dự kiến mua lại trước khi đàm phán thỏa thuận mua lại.
-Để hạn chế rủi ro, nên yêu cầu công ty bị mua lại thực hiện quyết toán thuế đảm bảo công ty không còn nợ đọng gì về thuế trước khi mua lại;
- Cần tìm hiểu ý kiến khách quan từ những đối tác của công ty dự kiến mua để có được nhận định đúng đắn về công ty đó: Có thể tìm hiểu thêm ý kiến từ những nhân sự đã từng làm việc cho công ty, những khách hàng đã sử dụng dịch vụ, sản phẩm của công ty nếu có thể. Đây là nguồn thông tin uy tín nhất có thể sử dụng để bảo đảm rằng công ty dự định mua lại là công ty có uy tín trên thị trường.
- Nếu có điều kiện nên thuê đơn vị có năng lực thực hiện định giá công ty dự định mua lại để xác định chính xác giá trị của công ty đó nhằm tránh việc bỏ ra chi phí quá cao để mua lại công ty có giá trị thấp, hoạt động không hiệu quả gây lãng phí tiền bạc.
Không phải trong mọi trường hợp việc mua công ty cổ phần khi đang có tranh chấp đều bị cấm như ví dụ với trường hợp trong công ty đang có tranh chấp về quyền sở hữu cổ phần giữa các cổ đông và đang được giải quyết tại Tòa án, có quyết định cấm chuyển dịch tài sản theo quy định tại Bộ Luật tố tụng dân sự thì trong trường hợp này việc mua lại công ty cổ phần này bị cấm. Tuy nhiên, không nên vì ham rẻ mà nhanh chóng thực hiện mua lại công ty cổ phần khi đang có tranh chấp vì có thể phát sinh nhiều rủi ro trong tương lai gây lãng phí thời gian, chi phí để giải quyết những vẫn không đảm bảo được quyền lợi của người mua lại. Thực tế có nhiều trường hợp vì có tranh chấp nội bộ trong công ty, việc mua lại công ty không được thực hiện đúng theo trình tự thủ tục luật định, dẫn đến giao dịch bị tuyên vô hiệu, gây lãng phí thời gian, chi phí kiện tụng cho người mua.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện mua công ty cổ phần với quy trình, công việc thực hiện gồm:
-Tiếp nhận thông tin cần tư vấn, thực hiện thủ tục để mua công ty cổ phần;
- Hướng khách hàng chuẩn bị giấy tờ hoàn thiện thực hiện thủ tục;
-Soạn thảo, đại diện, hỗ trợ khách hàng nộp, sửa hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Nhận kết quả sau khi thực hiện thủ tục và bàn giao kết quả cho Khách hàng.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về mua công ty cổ phần NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn