Trong bối cảnh phát triển kinh tế và nhu cầu tái sử dụng tài nguyên, việc nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ đã trở thành một hoạt động quan trọng tại Việt Nam. Bài viết dưới đây của NPLaw sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số quy định hiện nay về nhập khẩu tàu biển để phá dỡ tại Việt Nam, các điều kiện pháp lý liên quan, và giải đáp một số câu hỏi thường gặp để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hoạt động này đúng pháp luật và hiệu quả.
Việc nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ không chỉ là một hoạt động kinh tế quan trọng mà còn chứa đựng nhiều thách thức về mặt pháp lý và môi trường. Với lợi thế về chi phí nhân công và vị trí địa lý, Việt Nam đã trở thành điểm đến của nhiều tàu biển đã qua sử dụng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế thông qua việc tái chế vật liệu và kim loại. Đồng thời, hoạt động này cũng đối mặt với không ít thách thức, bao gồm các vấn đề về quản lý môi trường, an toàn lao động và việc tuân thủ các quy định pháp lý phức tạp.
Để tạo ra khung pháp lý cho việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng, Việt Nam đã ban hành Nghị định 82/2019/NĐ-CP nhằm quy định rõ ràng về quy trình, điều kiện và trách nhiệm của các bên liên quan trong hoạt động này.
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 82/2019/NĐ-CP quy định: “Phá dỡ tàu biển là hoạt động tháo dỡ toàn bộ cấu trúc tàu biển tại cơ sở phá dỡ tàu biển”.
Theo đó, nhập khẩu tàu biển để phá dỡ có thể hiểu là quá trình đưa tàu biển đã qua sử dụng từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam với mục đích chính là tháo dỡ toàn bộ các bộ phận cấu trúc của tàu tại các cơ sở phá dỡ tàu biển được cấp phép.
Cơ sở phá dỡ tàu biển được đưa vào hoạt động khi đáp ứng các điều kiện theo Điều 7 Nghị định 82/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a khoản 12 Điều 167 Nghị định 08/2022/NĐ-CP) như sau:
Như vậy, các cơ sở nhập khẩu tàu biển để phá dỡ phải đáp ứng các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nhân lực có đủ trình độ để xử lý an toàn các chất thải nguy hại từ tàu biển theo quy định nêu trên.
Theo Khoản 2 Điều 16 Nghị định 82/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm b khoản 12 Điều 167 Nghị định 08/2022/NĐ-CP), tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ phải đáp ứng các điều kiện sau:
Như vậy, việc nhập khẩu tàu biển để phá dỡ phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện đặt ra trên nhằm đảm bảo tính hợp pháp và an toàn trong quá trình xử lý tàu.
Để nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 82/2019/NĐ-CP gồm có:
Vậy, để hoàn tất thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ, doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ có đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định trên.
Theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 82/2019/NĐ-CP về thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ: “Doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ phải nộp cho cơ quan hải quan khu vực 01 bộ hồ sơ...”
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ là cơ quan hải quan khu vực.
Hiện nay không có quy định cụ thể về thời gian giải quyết hồ sơ nhập khẩu tàu biển để phá dỡ. Khoản 2 Điều 20 Nghị định 82/2019/NĐ-CP về thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ quy định: “Căn cứ hồ sơ nhập khẩu tàu biển quy định tại khoản 1 Điều này, quy định của pháp luật về hải quan và các quy định có liên quan khác của pháp luật, cơ quan hải quan có trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ”.
Do vậy, cơ quan hải quan có trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ. Thời gian xử lý sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp hồ sơ cụ thể.
Theo khoản 6 Điều 5 Nghị định 82/2019/NĐ-CP, tàu biển đã qua sử dụng có thân tàu không bằng vật liệu phi kim loại được phép nhập khẩu để phá dỡ, gồm: “Tàu Ro-Ro, tàu khách, sà lan biển, phà biển”.
Như vậy, sà lan biển thuộc diện được phép nhập khẩu để phá dỡ.
Điều 5 Nghị định 82/2019/NĐ-CP quy định các loại tàu biển đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ như sau: “Tàu biển đã qua sử dụng có thân tàu không bằng vật liệu phi kim loại được phép nhập khẩu để phá dỡ, gồm: ...”
Như vậy, tàu biển đã qua sử dụng có thân tàu không bằng vật liệu phi kim loại được phép nhập khẩu để phá dỡ theo quy định trên.
Trên đây là bài viết của NPLaw về vấn đề nhập khẩu tàu biển để phá dỡ hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn