Hiện nay, việc người nước ngoài bán nhà tại Việt Nam đang diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, vấn đề này còn gặp một số khó khăn và thách thức nhất định. Việc bán nhà của người nước ngoài tại Việt Nam đòi hỏi phải tuân thủ các quy định pháp lý, thuế và các thủ tục liên quan khác. Điều này đòi hỏi người bán phải có kiến thức về luật pháp và tiếng Việt để có thể thực hiện các thủ tục này. Để thuận lợi trong giao dịch này, người bán cần có sự hỗ trợ chuyên môn về pháp lý cũng như các thủ tục khác tại Việt Nam.
Thực trạng người nước ngoài bán nhà tại Việt Nam trong những năm gần đây, số lượng người nước ngoài mua và bán nhà tại Việt Nam đã tăng đáng kể. Việc mở cửa đầu tư và quy định cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở Việt Nam đã thu hút sự quan tâm và tăng cường hoạt động mua bán bất động sản. Việt Nam đã thông qua các quy định pháp lý để thu hút và quản lý hoạt động mua bán nhà của người nước ngoài vì vậy người nước ngoài có quyền sở hữu căn hộ chung cư và nhà ở đất nền theo quy định của pháp luật Việt Nam.
II. Quy định pháp luật về người nước ngoài bán nhà tại Việt Nam
Việc mua bán nhà tại Việt Nam đòi hỏi tuân thủ các quy định và quy trình pháp lý. Người nước ngoài nên tìm hiểu và tuân thủ các quy định và quy trình này để đảm bảo việc mua bán nhà được thực hiện đúng quy trình và theo quy định pháp luật.
Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về đối tượng là người nước ngoài được bán nhà tại Việt Nam, tuy nhiên căn cứ vào Điều 161 Luật Nhà ở 2014 thì người nước ngoài cần tuân thủ các điều kiện và quy định sau đây:
Căn cứ vào khoản 2 và khoản 3 Điều 119 Luật Nhà ở 2014 quy định về Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở thì bên mua phải thuộc các đối tượng:
(1) Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch;
(2) Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch;
(3) Nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập; trường hợp là tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này; nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Căn cứ theo quy định tại Điều 120 Luật Nhà ở năm 2014 thì người nước ngoài bán nhà tại Việt Nam cần thực hiện thủ tục như sau:
Bước 1: Các bên tham gia giao dịch nhà ở thỏa thuận lập hợp đồng mua bán hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại có các nội dung quy định tại Điều 121 của Luật Nhà ở năm 2014.
Bước 2: Sau đó, các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho bên mua cùng với nhận chuyển quyền sử dụng đất ở hợp pháp có nhà ở đó thì đồng thời công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bên nhận quyền sở hữu nhà ở.
Việc mua bán bất động sản của người nước ngoài tại Việt Nam thường sẽ gặp phải nhiều khó khăn về vấn đề tiếp cận quy định pháp luật, một số thắc mắc thường gặp là:
Hiện tại chưa có quy định cụ thể về giới hạn số lượng nhà mà người nước ngoài được bán tại Việt Nam. Tuy nhiên căn cứ vào Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu thì người nước ngoài tùy vào từng trường hợp sẽ được sở hữu một số lượng nhà ở nhất định và căn cứ vào Điều 161 Luật Nhà ở 2014 người nước ngoài nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định có thể bán nhà ở một cách hợp pháp. Như vậy, tùy thuộc vào từng dự án, điều kiện bán mà số lượng nhà mà người nước ngoài có thể bán, Quý khách hàng cần tìm hiểu kĩ quy định pháp luật về vấn đề này hoặc nhờ sự hỗ trợ pháp lý từ những đơn vị có chuyên môn.
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì có 02 trường hợp như sau:
Trên đây là bài viết về trường hợp người nước ngoài bán nhà tại Việt Nam. Nếu Quý khách hàng cần tư vấn pháp lý, đánh giá chuyên sâu về thủ tục này hoặc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ với Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLaw) để được tư vấn cụ thể hơn về trường hợp này.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn