QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ NGƯỜI BỊ HẠI

Người bị hại là một trong những người tham gia tố tụng hình sự, bị người phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra các thiệt hại về thể chất, tinh thần và tài sản. Để bảo vệ người bị hại khi tham gia tố tụng, pháp luật đã có những quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của họ. Đây là một trong những đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ khi tham gia tố tụng. Để Quý bạn đọc hiểu rõ hơn những quy định pháp luật về việc bảo vệ người bị hại, NPLAW sẽ giải đáp cụ thể về các vấn đề pháp lý liên quan đến bảo vệ người bị hại dưới bài viết sau đây.

I. Thực trạng về việc bảo vệ người bị hại

Đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bị hại luôn được Nhà nước ta quan tâm và chú trọng. Được thể hiện rõ tại chương XXXIV Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về về bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác.

 Thực trạng về việc bảo vệ người bị hại

Tuy nhiên, nhiều người bị hại có thể bị đe dọa, mua chuộc bởi những người phạm tội khiến họ không thực hiện được quyền bảo vệ này, khiến cho quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại bị xâm phạm.

 Trong những năm vừa qua, pháp luật nước ta luôn có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự bảo vệ người bị hại. Tuy nhiên, những quy định này mới chỉ quy định những vấn đề chung, cơ bản nên cần có sự giải thích hướng dẫn áp dụng cụ thể để phát huy được hiệu quả.

II. Quy đ  nh pháp luật về bảo vệ người bị hại

1. Khái niệ m bảo vệ người bị hại

Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì người bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.

Ngoài ra, theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì Bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Pháp luật chưa có quy định về khái niệm bảo vệ người bị hại, tuy nhiên ta có thể hiểu rằng: Bảo vệ người bị hại là một trong những quyền đối với cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Người bị hại hoặc người đại diện của họ có thể tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

2. Quyền của người bị hại

Theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì người bị hại có quyền sau đây:

- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ;

- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Đề nghị giám định, định giá tài sản;

- Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;

- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

- Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;

- Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;

- Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

- Tham gia các hoạt động tố tụng;

- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3. Nghĩa vụ của người bị hại

Theo quy định tại khoản 4 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì người bị hại có nghĩa vụ sau đây:

- Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;

- Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

4.  Thủ tục đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 46/2019/TT-BCA thì thủ tục đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại được thực hiện như sau:

 Quy định pháp luật về bảo vệ người bị hại

- Khi đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại phải xuất trình các giấy tờ:

+ Luật sư xuất trình Thẻ luật sư (bản sao có chứng thực) và giấy nhờ Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại;

+ Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân / thẻ Căn cước công dân (bản sao có chứng thực) và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;

+ Người đại diện của bị hại xuất trình bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân và giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với bị hại.

- Trực ban hình sự của Cơ quan điều tra hoặc trực ban hình sự của từng đơn vị điều tra (trong trường hợp không tổ chức trực ban hình sự chung), trực ban các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. 

+ Khi nhận được hồ sơ đăng ký

  • Đối với Cơ quan điều tra tổ chức trực ban hình sự chung thì cán bộ trực ban hình sự có trách nhiệm ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm nhận vào sổ trực ban hình sự, chuyển ngay cho đơn vị thụ lý vụ việc, vụ án để đóng dấu văn bản đến và giao ngay cho Điều tra viên được phân công giải quyết vụ án, vụ việc. 
  • Đối với đơn vị điều tra tổ chức trực ban hình sự riêng, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cán bộ trực ban hình sự có trách nhiệm đóng dấu văn bản đến, ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm nhận và chuyển ngay cho Điều tra viên, Cán bộ điều tra được phân công giải quyết vụ án, vụ việc.

+ Điều tra viên, Cán bộ điều tra có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. 

Trường hợp hồ sơ bảo đảm theo quy định thì trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận, Điều tra viên, Cán bộ điều tra có trách nhiệm trình Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra (khi được Thủ trưởng phân công hoặc ủy quyền), Cấp trưởng, Cấp phó cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ký Thông báo về việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và vào sổ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. 

Trường hợp hồ sơ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chưa bảo đảm theo quy định thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra thông báo cho người đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp biết để bổ sung hồ sơ.

Trường hợp có căn cứ từ chối việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, cơ quan đang thụ lý vụ án, vụ việc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại.

III. Giải đáp một số câu hỏi về bảo vệ người bị hại

1. Trường hợp bị hại chết, mất tích hoặc bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi

Theo quy định tại khoản 5 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì đối với trường hợp bị hại chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bị hại theo quy định pháp luật.

2. Người bị buộc tội đe dọa nhằm cản trở người bị hại tham gia tố tụng thì xử lý thế nào?

Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 13 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 thì khi người bị buộc tội đe dọa nhằm cản trở người bị hại tham gia tố tụng thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Ngoài ra, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi người bị buộc tội đe dọa nhằm cản trở người bị hại tham gia tố tụng (hình thức xử phạt bổ sung) (khoản 6 Điều 13 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15).

Mức phạt tiền trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 6 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15).

3. Việc lấy lời khai của người bị hại dưới 18 tuổi được quy định thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 14 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BTP-BLDTBXH thì việc lấy lời khai của người dưới 18 tuổi được quy định như sau:

- Việc lấy lời khai người bị hại dưới 18 tuổi có thể thực hiện tại nơi học tập, lao động và sinh hoạt của người đó hoặc nơi tiến hành điều tra. Trường hợp lấy lời khai, hỏi cung tại nơi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử thì phải sắp xếp, bố trí phòng lấy lời khai, hỏi cung bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý người dưới 18 tuổi.

Riêng đối với trường hợp lấy lời khai người bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì phải ưu tiên địa điểm lấy lời khai tại nơi cư trú của người đó; nếu không có nơi cư trú thì phải tiến hành tại cơ sở chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật.

- Việc lấy lời khai, hỏi cung phải theo đúng trình tự, thủ tục, thời gian, bảo đảm sự tham gia của người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi;

Trường hợp vụ án có người bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì việc lấy lời khai của họ phải được tiến hành ngay sau khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm.

- Khi tiến hành lấy lời khai, hỏi cung, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải có thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức của họ; xem xét áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất thời gian, số lượng lần lấy lời khai, hỏi cung và phải tạm dừng ngay việc lấy lời khai, hỏi cung khi người dưới 18 tuổi có biểu hiện mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng khai báo chính xác, đầy đủ.

4. Người đại diện của bị hại có được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại không?

Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 84 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thì người đại diện của bị hại có thể làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về bảo vệ người bị hại

Trên đây là nội dung tư vấn của NPLAW muốn gửi đến quý khách hàng. Mọi vướng mắc chưa rõ cần tư vấn pháp lý về bảo vệ người bị hại hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác như: Doanh nghiệp; Sở hữu trí tuệ; Lao động; Tư vấn và hỗ trợ tiến hành thủ tục xin cấp các loại giấy phép con… quý khách vui lòng liên hệ với NPLAW để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời. Với đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm trong nghề thì chúng tôi cam đoan rằng sẽ giải quyết tất cả các thắc mắc của bạn và sẽ hỗ trợ bạn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý về bảo vệ người bị hại. Xin chân thành cảm ơn!

Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Website: nplaw.vn.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan