Chắc hẳn ly hôn không còn mấy xa lạ trong xã hội hiện nay. Việc mất ổn định, thiếu bền vững trong các cuộc hôn nhân cũng như các gia đình trẻ ngày càng nhiều. Tuy nhiên, ly hôn giả lại là một vấn đề đáng lên án, lợi dụng việc ly hôn để đạt các mục đích khác chứ không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân. Điều này gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước được. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về ly hôn giả, hãy cùng NPLAW xem qua bài viết dưới đây nhé!
Theo khoản 15 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
Hiện nay, tình trạng ly hôn ngày càng tăng, đáng nói hơn là xảy ra tình trạng ly hôn giả. Một thẩm phán của Tòa án nhân dân TP. Biên Hòa cho hay, việc ngăn chặn ly hôn giả tạo hoặc chưa đủ điều kiện ly hôn của tòa chỉ thực hiện được trong quá trình giải quyết ly hôn.
Theo một số luật sư, việc xử phạt các trường hợp ly hôn giả tạo cũng không dễ vì khó tìm căn cứ chứng minh đó là ly hôn giả. Điều quan trọng là các cặp vợ chồng cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định ly hôn để không phải rơi vào cảnh ly hôn giả nhưng những hệ lụy phải gánh chịu là thật.
Ví dụ 1: Trường hợp vợ chồng ly hôn giả tạo nhằm giao hết tài sản cho một bên và trốn tránh trách nhiệm trả nợ. Ông M và bà L (ngụ TP. Biên Hòa) thống nhất ra tòa ly hôn (thực chất là ly hôn giả nhằm trốn tránh việc trả nợ khi ông M về quê ở tỉnh Thanh Hóa làm ăn). Theo đó, ông M thỏa thuận giao toàn bộ nhà cửa lại cho bà L và 2 con gái. Tuy nhiên, ông M về quê lại kết hôn với một phụ nữ khác. Khi bà L về quê chung sống cùng chồng thì bị người phụ nữ này đánh ghen, đòi thưa kiện bà L về tội ngoại tình, phá vỡ hạnh phúc gia đình người khác.
Ví dụ 2: Trường hợp của ông P.V.T. (ngụ P. Long Bình, TP. Biên Hòa) muốn ly hôn để vợ tiện bề đi nước ngoài (theo con đường kết hôn với người ở nước sở tại), để cho 2 con đi du học. Trước khi làm thủ tục ly hôn, vợ chồng ông thống nhất bán 2 ha đất để vợ và các con làm lộ phí, sau đó ông sẽ được vợ và các con bảo lãnh xuất ngoại. Tuy nhiên, sau khi tòa xử cho 2 vợ chồng ông T. ly hôn thì ông mới té ngửa khi biết vợ đã có người mới ở nước ngoài.
Cả hai trường hợp trên đều lợi dụng việc ly hôn giả để đạt mục đích cá nhân nhưng cuối cùng hậu quả mang lại chính là ly hôn thật, phá vỡ hạnh phúc gia đình vốn có. Từ hai trường hợp trên cho thấy dù lý do, mục đích ly hôn giả là gì cũng để lại hậu quả khó lường.
Ly hôn là quyền của vợ chồng và được pháp luật ghi nhận khi mục đích hôn nhân của vợ chồng không đạt được. Tuy nhiên, hiện nay có không ít cặp vợ chồng lợi dụng quyền này để thực hiện hành vi ly hôn giả nhằm:
- Lẩn tránh trách nhiệm về tài sản. Chẳng hạn như: chồng biết mình sắp phá sản nên đã tiến hành ly hôn giả tạo và cho vợ hết tài sản. Như vậy, người chồng đã tiến hành tẩu tán tài sản của mình và trốn tránh các nghĩa vụ trả nợ.
- Vi phạm chính sách, pháp luật về dân số. Chẳng hạn như: Vợ chồng ly hôn giả tạo để sinh thêm con thứ ba …
- Ly hôn giả tạo để đạt mục tiêu khác mà không nhằm kết thúc hôn nhân: chính là trường hợp vợ, chồng lợi dụng việc ly hôn nhằm mục đích xuất, nhập cảnh, xuất khẩu lao động. Chẳng hạn như: ly hôn giả tạo để lấy chồng nước ngoài sau đó bảo lãnh người nhà sang.
Theo điểm a khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn giả tạo là một trong các hành vi bị cấm. Do đó, ly hôn giả là hành vi vi phạm pháp luật.
Căn cứ điểm đ khoản 2 và khoản 3 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:
“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều này.”
Theo đó, hành vi ly hôn giả được xem là lừa dối ly hôn hoặc lợi dụng ly hôn nhằm đạt mục đích khác chứ không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Hành vi ly hôn giả có thể dẫn đến các hậu quả sau:
Căn cứ điểm đ khoản 2 và khoản 3 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định việc xử lý hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn như sau:
“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều này.”
Theo đó người có hành vi ly hôn giả nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân có thể bị phạt vi phạm hành chính lên tới 20 triệu đồng, ngoài ra còn phải nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi nêu trên.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn