Hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần được quản lý chặt chẽ để ổn định trật tự xã hội, tránh ảnh hưởng lợi ích chính đáng của chủ thể liên quan. Vậy hành vi vi phạm sẽ xử lý như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa.
Bao bì hàng hóa nhập khẩu là một trong trong những cơ sở để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng hàng hóa. Đây cũng là công cụ để các nhà sản xuất quảng bá cho sản phẩm, hàng hoá của mình. Thực tế, ở hầu hết các doanh nghiệp sản xuất có định hướng bài bản, làm ăn lâu dài, quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp thì ngoài việc đảm bảo chất lượng hàng hóa đều rất quan tâm đến vấn đề bao bì hàng hóa nhập khẩu rõ ràng, bắt mắt và đáp ứng theo đúng quy định. Bao bì hàng hóa nhập khẩu có ý nghĩa hết sức quan trọng như vậy nhưng trong quá trình thực tiễn triển khai còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập như chưa xác định được hết vai trò, lợi ích đúng đắn của bao bì hàng hóa nhập khẩu; còn nhiều trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, bao bì hàng hóa nhập khẩu có hiện tượng giả, nhái.
Bao bì hàng hoá nhập khẩu là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt được dùng để bao gói và chứa đựng các loại sản phẩm khác nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ, tiêu thụ và tiêu dùng sản phẩm, đảm bảo an toàn môi trường.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP:
- Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:
+ Tên hàng hóa;
+ Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định;
+ Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.
Tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa như sau:
- Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt, trừ hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước và trừ trường hợp được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác theo quy định.
- Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
- Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh:
Theo đó, trên bao bì hàng hóa nhập khẩu phải có nhãn thể hiện đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt, trừ một số nội dung được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh theo quy định.
Theo điểm d khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa là hàng giả.
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP thì hành vi sản xuất hàng giả mạo bao bì hàng hóa là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về chất liệu của bao bì hàng hóa nhập khẩu. Các chất liệu làm bao bì sản phẩm hàng hóa nhập khẩu trên thị trường rất đa dạng. Mỗi chất liệu đều có ưu điểm riêng và phù hợp từng loại hàng hóa khác nhau, tùy vào đặc tính hàng hóa nhập khẩu và nhu cầu thì sẽ phù hợp với các loại chất liệu của bao bì khác nhau.
Bao bì hàng hóa nhập khẩu vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu được quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
Theo khoản 6, khoản 7 Điều 32 Nghị định 128/2020/NĐ-CP thì Hải quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về bao bì hàng hóa nhập khẩu uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và Luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về bao bì hàng hóa nhập khẩu. Kế đó, quý khách có thể đưa ra quyết định lựa chọn Luật sư của NPLaw bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc là người đại diện theo ủy quyền khi tham gia tố tụng.
Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về vấn đề bao bì hàng hóa nhập khẩu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn