Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài đang trở thành một xu hướng quan trọng, giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế và hợp tác quốc tế của Việt Nam thông qua việc chia sẻ kiến thức, kỹ thuật và cơ hội hợp tác với các đối tác quốc tế. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý khách tìm hiểu về vấn đề này.
Thực trạng chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài hiện nay có thể được đánh giá là còn khá hạn chế, cả về số lượng và giá trị. Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, trong giai đoạn 2016-2020, Việt Nam chỉ có khoảng 500 hợp đồng chuyển giao công nghệ ra nước ngoài, với tổng giá trị ước tính khoảng 2 tỷ USD. So với quy mô nền kinh tế và tiềm năng công nghệ của Việt Nam, con số này là khá khiêm tốn.
Quy định pháp luật liên quan đến chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài như sau:
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định khái niệm chuyển giao công nghệ như sau:
Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
Căn cứ Điều 10 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về công nghệ hạn chế chuyển giao như sau:
- Tạo ra các sản phẩm truyền thống, sản xuất theo bí quyết truyền thống hoặc sử dụng, tạo ra chủng, loại giống trong nông nghiệp, khoáng chất, vật liệu quý hiếm đặc trưng của Việt Nam;
- Tạo ra sản phẩm xuất khẩu vào thị trường cạnh tranh với mặt hàng xuất khẩu chủ lực quốc gia của Việt Nam.
Căn cứ Điều 6 Nghị định 76/2018/NĐ-CP quy định thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ là Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ đối với chuyển giao công nghệ của dự án đầu tư tại Việt Nam thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan trung ương theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đầu tư công và dự án đầu tư ra nước ngoài.
Như vậy, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ thuộc về Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ.
Căn cứ quy định Điều 25 Nghị định 51/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm trong đăng ký chuyển giao công nghệ thì hành vi chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ có thể bị xử phạt hành chính là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài nhưng không có giấy phép là 1 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.
Như vậy, nếu cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm này trong khoảng thời gian 1 năm kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện, thì cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể tiến hành xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 51/2019/NĐ-CP về vi phạm trong chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao như sau:
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao.
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 3 Nghị định 51/2019/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt, mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt như sau:
- Mức phạt tiền tối đa trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
- Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định trên, tổ chức chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, trang thiết bị, phương tiện.
Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài đến chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về đến chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn