Quy định pháp luật liên quan đến tác phẩm dịch

 

Hiện nay, việc dịch tác phẩm không còn xa lạ với chúng ta. Vậy quy định pháp luật liên quan đến tác phẩm dịch như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu.

I. Thực trạng liên quan đến tác phẩm dịch hiện nay

Trong những năm gần đây, số lượng tác phẩm dịch tại Việt Nam có xu hướng tăng lên. Theo thống kê của Hội Nhà văn Việt Nam, từ năm 2016 đến năm 2022, có khoảng 10.000 tác phẩm dịch được xuất bản, trong đó có nhiều tác phẩm thuộc các lĩnh vực văn học, khoa học, kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội,...

Sự gia tăng về số lượng tác phẩm dịch là một tín hiệu đáng mừng, thể hiện nhu cầu tiếp cận thông tin, văn hóa của người Việt Nam với thế giới ngày càng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những tác phẩm dịch chất lượng, vẫn còn không ít tác phẩm dịch chưa đạt yêu cầu, gây khó khăn cho người đọc trong việc tiếp cận tác phẩm gốc.

Quy định pháp luật liên quan đến tác phẩm dịch

II. Quy định pháp luậ t liên quan đến tác phẩm dịch

Quy định pháp luật liên quan đến tác phẩm dịch

1. Tác phẩm dịch là gì?

Tác phẩm dịch” là tác phẩm được dịch sang ngôn ngữ khác dựa trên nội dung của tác phẩm gốc. Bản dịch phải sát nghĩa, không diễn đạt sai ý của tác giả.

2. Điều kiện để tác phẩm dị ch được bảo hộ quyền tác giả

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm:

  • Là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và cũng là chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Là tổ chức, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào;
  • Là tổ chức, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;
  • Là tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.

Thứ hai, các loại hình tác phẩm đủ điều kiện để được bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 14 Luật này.

  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  • Tác phẩm báo chí, âm nhạc, nhiếp ảnh;
  • Tác phẩm điện ảnh, sân khấu;
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  • Tác phẩm kiến trúc;
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
  • Tác phẩm phái sinh (nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh).

Tác phẩm được bảo hộ theo quy định phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

3. Hồ sơ, thủ tục để  được bảo hộ tác phẩm dịch?

Theo Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 và Điều 39 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có quy định về hồ sơ đăng ký quyền tác giả như sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Các văn bản cần chuẩn bị bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả; (mẫu tờ khai được Bộ văn hóa thể thao và du lịch quy định);
  • 02 bản sao tác phẩm;
  • Giấy ủy quyền (trường hợp ủy quyền cho người khác nộp);
  • Văn bản đồng ý của đồng tác giả (trường hợp có đồng tác giả);
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (trường hợp quyền tác giả thuộc sở hữu chung);
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ;

Bước 2. Thực hiện công chứng, chứng thực

  • Các văn bản trong hồ sơ nếu là bản sao phải thực hiện công chứng, chứng thực đúng với bản gốc trước khi nộp cho cơ quan có thẩm quyền;
  • Các văn bản trên nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng việt và công chứng, chứng thực.

Bước 3. Nộp hồ sơ

  • Sau khi chuẩn bị hồ sơ thì nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả;
  • Nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện.

Bước 4. Nộp lệ phí

  • Mức thu phí là 100.000 đồng/1 giấy chứng nhận;
  • Nộp đến Cục bản quyền tác giả cùng lúc với nộp hồ sơ đăng ký;

Bước 5. Nhận hồ sơ, trả kết quả

  • Sau 15 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ, Cục bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn;
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, không chấp nhận cấp giấy chứng nhận thì Cục gửi thông báo cho người nộp đơn.
  • Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ được ghi nhận trong sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan.

 Các thắc mắc liên quan đến tác phẩm dịch

III. Các thắc mắc liên quan đến tác phẩm dịch

1. Tác phẩm dịch có phải là tác phẩm phái sinh không?

Theo khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ 2022 ), tác phẩm phái sinh được quy định là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác.

Như vậy, tác phẩm dịch là tác phẩm phái sinh 

2. Đăng ký bảo hộ tác phẩm dịch bao nhiêu tiền?

Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC quy định mức phí đối với mỗi loại tác phẩm như sau:

Lệ phí là 100.000 VNĐ. Mức lệ phí này áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết);
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  • Tác phẩm báo chí;
  • Tác phẩm âm nhạc;
  • Tác phẩm nhiếp ảnh.

Lệ phí là 300.000 VNĐ . Mức lệ phí này áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau:

  • Tác phẩm kiến trúc;
  • Bản hoạ đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.

Lệ phí là 400.000 VNĐ. Mức lệ phí này áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau:

  • Tác phẩm tạo hình;
  • Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Lệ phí là 500.000 VNĐ. Mức lệ phí này áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau:

  • Tác phẩm điện ảnh;
  • Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.

Lệ phí là 600.000 VNĐ. Mức lệ phí này áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau:

  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính.

3. Mức phạt cho hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm dịch là bao nhiê u?

Căn cứ Điều 14 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về hành vi xâm phạm quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính như sau:

"Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê bản gốc, bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định."

Căn cứ Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP (Cụm từ "trên môi trường Internet bị thay thế bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP) quy định về hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm như sau:

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Như vậy, tùy vào tính chất vụ việc mà có mức phạt cụ thể đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm dịch.

 Mức phạt cho hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm dịch là bao nhiêu?

4. Có thể tự ý thay đổi tên tác phẩm mình dịch không?

Căn cứ Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền nhân thân của tác giả bao gồm:

- Đặt tên cho tác phẩm.

- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.

- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Theo quy định trên, đặt tên cho tác phẩm là quyền nhân thân của tác giả mà quyền nhân thân được hiểu là quyền gắn liền với bản thân tác giả mà không thể chuyển giao cho người khác. Mặt khác, tại Điều 20 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định:

- Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ. Quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

- Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.

- Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả.

Như vậy, tác giả có quyền đặt tên cho tác phẩm của mình, tuy nhiên quyền này không được áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Điều này nhằm mục đích bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm gốc. 

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài tác phẩm dịch. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về tác phẩm dịch, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan