Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm là một vấn đề phức tạp và thường xuyên xảy ra trong lĩnh vực bảo hiểm. Các tranh chấp này thường phát sinh khi có sự không đồng nhất giữa người mua và người bán bảo hiểm về các điều khoản và điều kiện của hợp đồng, bao gồm việc xác định sự kiện bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, và số tiền bồi thường. Để phòng tránh tranh chấp, việc hiểu rõ các điều khoản hợp đồng, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên là hết sức quan trọng. Ngoài ra, việc tư vấn pháp lý chuyên nghiệp cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc giảm thiểu rủi ro tranh chấp và hỗ trợ các bên khi có vấn đề phát sinh.
Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm ở Việt Nam đang trở thành một vấn đề phức tạp với số lượng vụ việc không ngừng tăng lên. Sự phát triển nhanh chóng của thị trường bảo hiểm đã đem lại nhiều sản phẩm đa dạng, nhưng cũng kéo theo những rủi ro và nguy cơ tranh chấp cao. Các vụ tranh chấp thường xuất phát từ sự không hiểu biết đầy đủ của khách hàng về các điều khoản, hoặc do sự thiếu trung thực trong việc cung cấp thông tin. Điều này dẫn đến những bất đồng khi giải quyết quyền lợi bảo hiểm, đặc biệt là trong trường hợp xảy ra sự cố và yêu cầu bồi thường. Để giảm thiểu tranh chấp, việc nâng cao nhận thức và kiến thức bảo hiểm cho người dân là hết sức cần thiết, cùng với việc cải thiện minh bạch và rõ ràng trong các điều khoản hợp đồng bảo hiểm. Một số vụ việc cụ thể đã được ghi nhận và phân tích, cho thấy rằng việc giải quyết tranh chấp cần được tiếp cận một cách công bằng và khách quan, đồng thời cần có sự tham gia của các cơ quan pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.
Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm là một dạng tranh chấp phát sinh giữa bên mua và bên bán bảo hiểm, thường liên quan đến việc thực hiện, thay đổi hoặc chấm dứt hợp đồng.
Các tranh chấp thường gặp trong hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
Trong thực tế, hầu hết các vụ việc tranh chấp đều xuất phát từ phía khách hàng khởi kiện công ty bảo hiểm vì cảm thấy bức xúc khi không được bồi thường thỏa đáng, hoặc cách giải quyết bồi thường chưa hợp tình hợp lý.
Theo Điều 32 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022: “Tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên. Trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải hoặc Trọng tài hoặc Tòa án theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật”.
Như vậy, các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm gồm:
Theo khoản 5 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật”.
Đồng thời, tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật này, thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này.
Tại khoản 1 Điều 37 Bộ luật này, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này.
Như vậy, Tòa án cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền xử lý tranh chấp hợp đồng bảo hiểm.
Theo Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, kiện tòa yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm thì hồ sơ gồm:
Theo Điều 32 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022: “Tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên. Trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải hoặc Trọng tài hoặc Tòa án theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật”. Bên cạnh đó, theo Điều 16 Luật Công an nhân dân 2018, nhiệm vụ và quyền hạn của Công an không bao gồm xử lý, giải quyết các tranh chấp dân sự, thương mại.
Như vậy, tranh chấp hợp đồng bảo hiểm không thể liên hệ công an giải quyết.
Theo Điều 32 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022: “Tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên. Trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải hoặc Trọng tài hoặc Tòa án theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật”.
Như vậy, các bên có thể tự giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm thông qua thỏa thuận, thương lượng.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn