Hiện nay tình trạng ly hôn cũng khá phổ biến, nhất là ly hôn có yếu tố nước ngoài. Vậy làm sao để hiểu thế nào là ly hôn tại nước ngoài và những vấn đề liên quan xoay quanh về ly hôn tại nước ngoài như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Trong những thập kỷ gần đây, tỷ lệ ly hôn tại nhiều quốc gia trên thế giới đã gia tăng đáng kể. Theo các nghiên cứu, các nước phương Tây như Mỹ, Canada, và các nước châu Âu ghi nhận tỷ lệ ly hôn cao, với khoảng 40-50% các cặp đôi kết hôn có nguy cơ ly hôn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này bao gồm sự thay đổi trong quan niệm về hôn nhân, áp lực từ công việc, và sự gia tăng của các vấn đề tài chính. Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội cũng đã tạo điều kiện cho việc hình thành các mối quan hệ ngoài luồng, làm gia tăng nguy cơ tan vỡ trong hôn nhân. Trong khi đó, tại các nước châu Á, mặc dù tỷ lệ ly hôn vẫn thấp hơn so với phương Tây, nhưng cũng đang có xu hướng tăng lên do sự thay đổi trong lối sống và quan niệm về tình yêu và hôn nhân. Điều này cho thấy rằng, ly hôn không chỉ là một hiện tượng xã hội tại một quốc gia cụ thể, mà là một vấn đề toàn cầu đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và chính phủ.
Ly hôn tại nước ngoài là quá trình pháp lý mà các cặp vợ chồng quyết định kết thúc mối quan hệ hôn nhân của mình theo luật pháp của một quốc gia khác, không phải nơi mà họ đã kết hôn hoặc đang cư trú.
Theo khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, định nghĩa về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài như sau: Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Theo đó, trong trường hợp vợ chồng bạn là người Việt Nam nhưng sinh sống tại nước ngoài thì được xác định là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 125 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về việc công nhận, ghi chú bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về hôn nhân và gia đình:
Có thể thấy, ly hôn của nước ngoài được công nhận tại Việt Nam trong 02 trường hợp:
Căn cứ Điều 22 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự giữa Việt Nam và Pháp có quy định về thủ tục công nhận và cho thi hành như sau:
Như quy định của Bộ luật Tố tụng Việt Nam nêu trên thì trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án Pháp có hiệu lực, bạn gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú để yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định ly hôn đó.
Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính được quy định tại Điều 433 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Gửi kèm theo đơn yêu cầu là các giấy tờ được quy định tại Điều 23 Hiệp định này:
Người yêu cầu công nhận hoặc cho thi hành bản án, quyết định cần phải nộp các giấy tờ sau đây:
Tất cả các giấy tờ này phải được gửi kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của Nước ký kết được yêu cầu có chứng thực hợp thức của viên chức ngoại giao hoặc lãnh sự, hoặc của người có thẩm quyền trên lãnh thổ của một trong hai Nước ký kết.
Trường hợp bạn gửi đơn tới Bộ Tư pháp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tư pháp phải chuyển cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú để giải quyết.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến hoặc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và giấy tờ, tài liệu kèm theo, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bạn sẽ xem xét, thụ lý hồ sơ và thông báo cho bạn, chồng bạn hoặc người đại diện hợp pháp của chồng bạn tại Việt Nam, Viện kiểm sát cùng cấp và Bộ Tư pháp.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định cụ thể là: Công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài, sau đó về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì phải ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy kết hôn đã được giải quyết ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi chú ly hôn). Trường hợp đã nhiều lần ly hôn hoặc hủy việc kết hôn thì chỉ làm thủ tục ghi chú ly hôn gần nhất.
Như vậy, khi ly hôn tại nước ngoài và về Việt Nam kết hôn cùng người mới phải ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy kết hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề ly hôn tại nước ngoài. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn