Gói thầu mua sắm hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong hoạt động đầu tư, đặc biệt là các dự án do nhà nước tài trợ hoặc quản lý. Để quản lý và sử dụng hiệu quả ngân sách, pháp luật Việt Nam quy định rõ về cách thức thực hiện và tiêu chí đánh giá gói thầu mua sắm. Những quy định này không chỉ giúp tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu, mà còn đảm bảo tối ưu hóa chi phí và bảo đảm tính minh bạch trong toàn bộ quá trình đấu thầu. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của NPLaw để có cái nhìn toàn diện về vai trò, quy định pháp luật và các các vấn đề liên quan thường gặp về gói thầu mua sắm hàng hóa.
Gói thầu mua sắm hàng hóa không chỉ góp phần đảm bảo cung ứng đầy đủ các thiết bị, vật tư và dịch vụ cần thiết cho các hoạt động, dự án của cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, mà còn giúp duy trì hiệu quả hoạt động của hệ thống các cơ quan, đơn vị.
Quá trình tổ chức và thực hiện đấu thầu giúp giảm thiểu tình trạng lãng phí, đồng thời tạo cơ hội cho các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng, khuyến khích sự phát triển và nâng cao năng lực của các đơn vị tham gia.
Điều này là một phần trong các chính sách công về chi tiêu ngân sách, giúp giảm thiểu tiêu cực và đảm bảo các hoạt động đầu tư của Nhà nước và xã hội được sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả nhất.
Căn cứ định nghĩa về “đấu thầu” và “gói thầu” được quy định tại khoản 8 và khoản 15 Luật Đấu thầu 2023 thì có thể hiểu gói thầu mua sắm là một phần hoặc toàn bộ của dự án hoặc dự toán mua sắm, bao gồm các nội dung hoặc khối lượng hàng hóa cần mua sắm một lần hoặc định kỳ, có thể thuộc một hoặc nhiều dự án khác nhau.
Gói Thầu Mua Sắm Là Gì?
Trong quá trình đấu thầu, gói thầu mua sắm là đối tượng để lựa chọn nhà thầu nhằm ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.
Theo quy định tại khoản 8 và khoản 15 Luật Đấu thầu 2023 thì có các loại gói thầu: cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp.
Mặt khác, khoản 22 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013, hàng hóa được định nghĩa như sau: Hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế.
Việc xác định loại gói thầu phải căn cứ vào nội dung công việc của gói thầu.
Như vậy, có thể xác định gói thầu mua sắm hàng hóa khi nó là một phần/toàn bộ dự án, dự toán mua sắm máy móc; thiết bị; nguyên, nhiên, vật liệu; thuốc, vật tư y tế; hàng tiêu dùng; vật tư; phụ tùng…
Nhằm khuyến khích sản xuất trong nước và bảo vệ các doanh nghiệp nội địa, các gói thầu mua sắm hàng hóa được ưu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước khi tham gia đấu thầu theo quy định tại Điều 5 Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu như sau:
Ưu Đãi Đối Với Gói Thầu Mua Sắm Hàng Hóa Trong Nước
Ngoài ra, đối với gói thầu có giá trị dưới 500 triệu đồng, người có thẩm quyền có thể giới hạn chỉ cho phép các nhà thầu có ít nhất 50% lao động là người khuyết tật, thương binh, hoặc dân tộc thiểu số tham gia đấu thầu, với điều kiện các lao động này có hợp đồng từ 3 tháng trở lên và còn hiệu lực tại thời điểm đóng thầu. Nếu không có nhà thầu phù hợp, tổ chức có thể tổ chức đấu thầu lại và mở rộng phạm vi cho các nhà thầu khác tham gia.
Theo khoản 4 Điều 24, Nghị định 24/2024/NĐ-CP tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm:
1.1. Đánh giá năng lực và kinh nghiệm
Dùng tiêu chí đạt hoặc không đạt, xác định yêu cầu tối thiểu về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, bao gồm: kinh nghiệm cung cấp hàng hóa tương tự, năng lực sản xuất, tình hình tài chính và thực hiện nghĩa vụ thuế.
Các yêu cầu cụ thể phụ thuộc vào từng gói thầu. Nhà thầu đạt tất cả yêu cầu sẽ được xem là có năng lực và kinh nghiệm phù hợp.
Đối với nhà thầu cá nhân hoặc nhóm cá nhân có sản phẩm đổi mới sáng tạo, một số tiêu chí không áp dụng. Nhà thầu là hộ kinh doanh không cần báo cáo tài chính hoặc yêu cầu về tài sản.
1.2. Đánh giá kỹ thuật
Sử dụng tiêu chí đạt hoặc không đạt, hoặc phương pháp chấm điểm. Với phương pháp đạt hoặc không đạt, các tiêu chí chi tiết sẽ được đánh giá riêng.
Nếu sử dụng phương pháp chấm điểm, cần quy định mức điểm tối thiểu (tối thiểu 70% tổng điểm kỹ thuật, có thể cao hơn cho gói thầu kỹ thuật cao).
Các yếu tố đánh giá bao gồm khả năng đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng, và các yếu tố khác liên quan.
1.3. Xác định giá thấp nhất
Đánh giá giá dự thầu, sửa lỗi, điều chỉnh sai lệch, và giá trị giảm giá (nếu có). So sánh giữa các hồ sơ để xác định giá thấp nhất.
1.4.Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá)
Công thức xác định giá đánh giá:
GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ
Trong đó:
G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có).
∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa bao gồm:
Chi phí vận hành, bảo dưỡng;
Chi phí lãi vay (nếu có);
Tiến độ;
Chất lượng;
Các yếu tố khác (nếu có).
∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại các điểm b, d khoản 1, các điểm b, d khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Theo Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 thì chỉ định thầu được áp dụng cho gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Như vậy, đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên thường xuyên thì sẽ áp dụng hạn mức chỉ định thầu theo dự toán mua sắm là trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Đối với gói thầu không quá 50 triệu đồng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị mua sắm quyết định việc mua sắm bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình mà không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán gói thầu, không phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hoá đơn, chứng từ theo quy định.
Theo điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 05/2024/TT-BYT quy định danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá và quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu áp dụng hình thức đàm phán giá.
Căn cứ xác định giá gói thầu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 24/2024/NĐ-CP. Đơn giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu do Đơn vị đàm phán giá đề xuất và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của đơn giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm.
Luật Đấu thầu năm 2023 không còn quy định bắt buộc áp dụng hợp đồng trọn gói đối với gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng như Luật Đấu thầu năm 2013.
Như vậy, có thể chọn áp dụng hợp đồng trọn gói hoặc hợp đồng theo đơn giá cố định cho gói thầu có giá trị dưới 10 tỷ đồng tùy theo yêu cầu của dự án.
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 thì gói thầu mua sắm thường xuyên có giá 40 triệu đồng thì không bắt buộc lập kế hoạch Lựa chọn nhà thầu mà sẽ do thủ trưởng cơ quan, đơn vị mua sắm quyết định.
Công ty Luật NPLaw có thể hỗ trợ từ việc lập hồ sơ dự thầu, soạn thảo hợp đồng đến giải quyết tranh chấp liên quan đến đấu thầu, giúp các tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình.
Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ pháp lý liên quan đến gói thầu mua sắm, vui lòng liên hệ với NPLaw. Chúng tôi rất mong được đồng hành cùng bạn trong các dự án mua sắm và đầu tư.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn