Phẫu thuật thẩm mỹ được xem là chuyên ngành ngoại khoa đặc biệt chuyên sâu từ nền tảng của phẫu thuật tạo hình nhằm thay đổi các hình thái giải phẫu trở nên cân đối hài hòa với khuôn mặt hay thân hình có các đường cong tuyệt mỹ. giúp bạn trở nên tự tin hơn trong giao tiếp cộng đồng. Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ (hay còn được gọi tắt là bác sĩ thẩm mĩ) là một bác sĩ chuyên ngành ngoại khoa được đào tạo chuyên sâu về ba lĩnh vực hút mỡ tạo hình, phẫu thuật đầu mặt cổ và tạo hình ngực bụng cùng chuyên ngành da thẩm mỹ. Bác sĩ thẩm mỹ được cấp giấy phép hành nghề hoạt động phẫu thuật theo phạm vi kỹ thuật can thiệp ngoại khoa được phép nhất định. Việc xem xét và lựa chọn bác sĩ phẫu thuật, cơ sở phẫu thuật chính là tiêu chí quan trọng để đảm bảo tính an toàn và sự hài lòng của kết quả sau phẫu thuật. Vì vậy, hãy cùng NPLAW tìm hiểu quy định của pháp luật liên quan đến bác sĩ thẩm mỹ trong bài viết dưới đây.
Hiện nay, khi nhu cầu làm đẹp ngày càng được chú trọng thì vai trò của bác sĩ thẩm mỹ cũng ngày càng được nâng cao. Chức năng chính của bác sĩ phần thuật thẩm mỹ là thay đổi hoặc cải thiện các đặc điểm về hình dáng và ngoại hình của cơ thể, ví dụ như: mũi, ngực, bụng, khuôn mặt, và nhiều bộ phận khác. Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ thường phải có kiến thức chuyên sâu về tạo hình và kiến thức y học. Cùng với kỹ năng phẫu thuật để đảm bảo rằng quá trình diễn ra an toàn và mang lại kết quả tốt nhất. Một bác sĩ thẩm mỹ tay nghề cao không chỉ đơn thuần là người thực hiện các phẫu thuật và liệu pháp thẩm mỹ, mà còn đồng hành cùng bệnh nhân suốt quá trình tư vấn và hướng dẫn. Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các phương pháp thẩm mỹ khác nhau, giải đáp các thắc mắc về chuyên môn, từ đó hỗ trợ khách hàng đưa ra quyết định thông minh về liệu pháp phù hợp nhất.
Hiện hành pháp luật chưa quy định cụ thể về khái niệm “bác sĩ thẩm mỹ” là gì, tuy nhiên có thể hiểu: Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ là một bác sĩ chuyên ngành ngoại khoa, đã trải qua giai đoạn đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực thẩm mỹ, có thể kể đến những lĩnh vực cơ bản như: hút mỡ tạo hình, phẫu thuật đầu mặt cổ và tạo hình ngực bụng ... và được cấp giấy phép hành nghề hoạt động phẫu thuật theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 2 Điều 30 của Luật Khám chữa bệnh năm 2023 thì điều kiện để xin chứng chỉ hành nghề bác sĩ thẩm mỹ bao gồm:
+ Được đánh giá đủ năng lực hành nghề qua kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 24 của Luật Khám chữa bệnh năm 2023 hoặc có giấy phép hành nghề được thừa nhận theo quy định tại Điều 29 của Luật Khám chữa bệnh năm 2023;
+ Có đủ sức khỏe để hành nghề;
+ Đáp ứng năng lực tiếng Việt đối với người nước ngoài theo quy định của Chính phủ;
+ Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật Khám chữa bệnh năm 2023 hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Bước 1: Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ thẩm mỹ gửi hồ sơ về Bộ Y tế. Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ thẩm mỹ;
+ Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
+ Giấy xác nhận quá trình thực hành;
+ Giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp;
+ Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Sơ yếu lý lịch tự thuật và hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
Bước 2: Bộ Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ thẩm mỹ.
Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ Bộ Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định, cụ thể:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề cho đối tượng;
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải ghi cụ thể những tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi;
- Trường hợp không đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề, Bộ Y tế sẽ có văn bản trả lời và nêu lý do.
Bước 4: Trả chứng chỉ hành nghề cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ thẩm mỹ.
Theo khoản 2 Điều 27 của Luật Khám chữa bệnh năm 2023 có quy định: Giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm. Vì vậy chứng chỉ hành nghề bác sĩ thẩm mỹ có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp.
Tại điểm c khoản 2 Điều 32 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định: Phải thực hiện thủ tục gia hạn ít nhất 60 ngày trước thời điểm giấy phép hành nghề hết hạn, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, trường hợp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh sắp hết hạn thì bác sĩ thẩm mĩ phải thực hiện thủ tục gia hạn ít nhất 60 ngày trước thời điểm giấy phép hành nghề hết hạn.
Hay nói cách khác, khi chứng chỉ hành nghề bác sĩ thẩm mỹ đã hết hiệu lực thì sẽ không thể thực hiện thủ tục gia hạn đối với chứng chỉ đó.
Theo Điều 35 của Luật Khám chữa bệnh năm 2023 thì giấy phép hành nghề bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
+ Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề không đúng quy định;
+ Giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề;
+ Cấp sai chức danh chuyên môn hoặc phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề;
+ Người hành nghề không hành nghề trong thời gian 24 tháng liên tục, trừ trường hợp tham gia chương trình đào tạo chuyên khoa;
+ Người hành nghề thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 20 của Luật Khám chữa bệnh năm 2023;
+ Người hành nghề bị Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật Khám chữa bệnh năm 2023 xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải thu hồi giấy phép hành nghề;
+ Người hành nghề lần thứ hai bị Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật Khám chữa bệnh năm 2023 xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải đình chỉ hành nghề trong thời hạn của giấy phép hành nghề;
+ Người hành nghề lần thứ hai bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là có vi phạm đạo đức nghề nghiệp đến mức phải đình chỉ hành nghề trong thời hạn của giấy phép hành nghề;
+ Người hành nghề tự đề nghị thu hồi giấy phép hành nghề;
+ Trường hợp khác do Chính phủ quy định sau khi đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Như vậy, bác sĩ thẩm mỹ không hành nghề trong 03 năm liên tục (vượt quá 24 tháng) thì hoàn toàn có thể bị thu hồi giấy phép hành nghề.
Theo khoản 7 Điều 38 của Nghị định 117/2020/NĐ-CP, có quy định mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
Khám bệnh, chữa bệnh khi đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc bị đình chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
Khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu và trường hợp thực hiện thêm các kỹ thuật chuyên môn đã được cho phép theo quy định của pháp luật;
Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để hành nghề;
Cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
Không kịp thời sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho người bệnh;
Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, bác sĩ thẩm mỹ bị thu hồi bằng cấp nhưng vẫn tiếp tục thực hiện thẩm mỹ thì có thể bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ được quy định tại Điều 37 của Nghị định 109/2016/NĐ-CP đã bị bãi bỏ và hết hiệu lực pháp luật. Đến nay không có điều luật cấm bác sĩ thẩm mỹ không được mở thẩm mỹ viện, vì vậy khi có nhu cầu thì bác sĩ thẩm mỹ vẫn có thể đăng ký thành lập thẩm mỹ viện. Khi đó cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ như sau:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
+ Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của phòng khám;
+ Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của phòng khám;
+ Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại phòng khám nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
+ Tài liệu chứng minh phòng khám đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
+ Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến bác sĩ thẩm mỹ:
Tư vấn về các quy định pháp luật liên quan đến bác sĩ thẩm mỹ.
Hỗ trợ trong việc soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ liên quan đến bác sĩ thẩm mỹ.
Tư vấn về các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến bác sĩ thẩm mỹ.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến bác sĩ thẩm mỹ mà công ty NPLAW gửi đến quý độc giả. Nếu quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn