Hình thức bán đồ ăn vặt qua online hiện nay không còn xa lạ với người kinh doanh nữa mà ngày càng trở nên phổ biến và nhân rộng hơn. Vậy để kinh doanh đồ ăn vặt theo hình thức này cần phải làm gì để đúng với pháp luật quy định? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Bắt đầu từ đầu năm 2020, trong bối cảnh hoạt động kinh doanh khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ, ngày càng có nhiều người sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến.sự tăng trưởng của các app giao đồ ăn online trên điện thoại di động, như Grabfood, Shopee Food…Với số lượng đơn đặt hàng luôn tăng trưởng đáng kể, vì họ có thể nhanh chóng tìm kiếm món ăn ngon tại các nhà hàng yêu thích, có nhiều lựa chọn đa dạng, đồng thời so sánh giá cả. Nhờ các chương trình ưu đãi và mã khuyến mãi, khách hàng không chỉ tiết kiệm chi phí mà cả thời gian di chuyển để thưởng thức bữa ăn.
So với các hình thức kinh doanh khác, mô hình kinh doanh đồ ăn vặt lại có vốn đầu tư thấp hơn, chỉ cần đầu tư một chiếc xe đẩy hay một quầy hàng nhỏ trên vỉa hè là đã có thể kinh đồ đồ ăn vặt. Do mô hình này không quá khắt khe về mặt bằng và nhân sự nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí trong kinh doanh. Hơn nữa, đồ ăn vặt hiện nay đã trở thành một biểu tượng ăn uống quen thuộc với khách hàng ở mọi độ tuổi từ nhỏ đến lớn, khi có chi phí đầu tư thấp với nhu cầu tiêu thụ cao thì không khó để nói đồ ăn vặt là mặt hàng có khả năng thu hồi vốn nhanh và xin lời cao. Nếu cửa hàng được đặt ở các vị trí trường học, văn phòng, công xưởng,… thì lợi nhuận thu được cao hơn gấp nhiều lần.
Bên cạnh những lợi ích kinh doanh đồ ăn vặt đã kể trên, thì sẽ phải đối mặt với những thử thách sau:
Cạnh tranh cao: Thị trường đồ ăn vặt hiện nay có sự cạnh tranh rất lớn do sự ra đời của cá quán ăn, nhà hàng, cửa hàng tiện lợi hay những ứng dụng gọi món trực tuyến. Chính vì vậy, cần phải xây dựng được chiến lược bán hàng và tiếp thị sản phẩm chuyên nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Rủi ro về mặt pháp lý: Khi kinh doanh đồ ăn vặt, không chỉ cần phải tuân thủ theo quy định về an toàn thực phẩm mà còn phải đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như đăng ký các loại giấy phép cần thiết. Kinh doanh vỉa hè tuy không cần nhiều thủ tục giấy tờ nhưng sẽ phải chịu sự quản lý của công an, thị trường và ngươi dân sinh sống quanh đó.
Dễ gặp các vấn đề về vệ sinh: Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một thách thức kinh doanh đồ ăn vặt do quá trình chế biến phần lớn đều được thực hiện ngoài trời. Chất lượng món ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của khách hàng và uy tín của quán ăn. Nếu gặp các khiếu nại về chất lượng món ăn, sẽ phải đối mặt với các vấn đề pháp lý.
Chi phí nguyên vật liệu:Giá cả nguyên vật liệu của các loại đồ ăn vặt thường không ổn định và có thể thay đổi theo thời gian nên sẽ ảnh hưởng đến doanh số và lợi nhuận bán hàng. Đồng thời việc tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu tươi ngon, chất lượng với giá tốt cũng là một bài toán khó.
Sự đổi mới của thị hiếu khách hàng: Xu hướng ẩm thực của khách hàng có khả năng thay đổi nhanh chóng đặc biệt là trong ngành đồ ăn vật. Chính vì vậy, cần liên tục cập nhật các xu hướng ẩm thực mới vào menu để thu hút và mời gọi khách hàng.
Bán đồ ăn vặt online còn gọi là bán hàng trực tuyến có thể hiểu là loại hình dịch vụ, kinh doanh cũng như là buôn bán diễn ra trên “thị trường toàn cầu” – mạng Internet. Khác với hình thức kinh doanh truyền thống, ở loại hình này, người kinh doanh có thể có mặt bằng kinh doanh hoặc không, và quá trình đặt hàng, trao đổi phần lớn được diễn ra trên Internet. Người mua và người bán đều dùng các thiết bị di động như máy tính, điện thoại và được liên kết với nhau thông qua mạng Internet. Với bán hàng online, người mua có thể không cần phải đến trực tiếp cửa hàng mà vẫn có thể xem và sở hữu sản phẩm, ngược lại, người bán có thể không cần phải mở địa điểm bán hàng nhưng vẫn có thể tiếp cận, trao đổi thông tin, hàng hóa với người mua.
1.1. Khái niệm và các hình thức bán đồ ăn vặt online
Hiện nay, với công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc kinh doanh bằng hình thức online song song với bán hàng truyền thống cũng phát triển hơn. Có nhiều hình thức bán đồ ăn vặt online, người bán hàng có thể bán thông qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada hoặc tận dụng các kênh mạng xã hội để quảng bá cho sản phẩm của mình như Facebook, Tiktok,... Tùy vào mô hình lớn nhỏ và điều kiện kinh doanh mà sẽ lựa chọn các hình thức phù hợp.
1.2. Sự khác biệt giữa bán đồ ăn vặt online trên Facebook, TikTok, Shopee Food, GrabFood…
Đây đều là các nền tảng xã hội và sàn giao dịch thương mại nên để bán hàng online thì trước tiên cần phải có tài khoản bán hàng hoặc phải có hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với các kênh yêu cầu. Và tùy theo quy định chính sách của mỗi nền tảng mà người bán hàng online cần phải tuân theo. Chẳng hạn như:
Theo điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì hoạt động kinh doanh bán đồ ăn vặt online có thể được coi là thực hiện hoạt động buôn bán vặt và thuộc một trong các trường hợp không phải tiến hành đăng ký kinh doanh.
Như vậy, cá nhân bán đồ ăn vặt online không phải đăng ký kinh doanh và thành lập công ty.
- Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này. Theo điểm d khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định những cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Như vậy, nếu kinh doanh đồ ăn vặt online thuộc trường hợp kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ nêu trên thì không phải thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và không cần xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Kinh doanh bán đồ ăn vặt online tại nhà là hình thức kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP nên không cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định pháp luật tại khoản 1 Điều 22 Luật an toàn thực phẩm 2010, cụ thể:
a) Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm;
d) Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm;
đ) Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
e) Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
h) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán đảm bảo truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.
Theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 40/2021/TT-BTC, nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh được xác định theo các quy định của pháp luật về thuế GTGT, thuế TNCN, và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Trong trường hợp hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống, họ sẽ không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN theo quy định của pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN.
Theo đó, người bán đồ ăn vặt online không phải đóng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân nếu có doanh thu từ bán hàng online từ dưới 100 triệu đồng/năm trở xuống.
Căn cứ Khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Kinh doanh bán đồ ăn vặt online là hình thức kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP nên không cần phải có Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
Theo Khoản 1 Điều 6 Luật An toàn thực phẩm 2010, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Do đó, để xác định khi bị ngộ độc ai bồi thường cần phải xác định được nguyên nhân gây ngộ độc và cá nhân, tổ chức gây ra ngộ độc. Nếu việc khách hàng bị ngộ độc thực phẩm do lỗi của người bán hàng thì người đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra cho khách hàng. Nếu cơ quan chức năng xác định được nguyên nhân gây ngộ độc là do hành vi vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm của cá nhân, tổ chức sản xuất thì cá nhân, tổ chức đó sẽ phải bồi thường.
Việc bồi thường được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015, theo đó người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về bán đồ ăn vặt online mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn