Buôn bán hàng cấm là gì? Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm? Tội buôn bán hàng cấm: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù bao nhiêu? Thế nào là hàng cấm? Cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Việc tàng trữ, buôn bán, vận chuyển hàng cấm có dấu hiệu gia tăng đột biến trong các tháng cuối năm khi các đối tượng thường tàng trữ, buôn bán, vận chuyển hàng cấm từ nơi khác đến địa bàn để tìm cách tiêu thụ, bán kiếm lời, với lợi nhuận tương đối lớn vì vậy có một số đối tượng bất chấp mặc dù biết rõ đó là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt trong dịp gần tết nguyên đán. Ý thức của người dân về việc chấp hành pháp luật chưa được tốt, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên.
Buôn bán hàng cấm là hành vi buôn bán hàng hóa bị cấm lưu thông, mua bán, trao đổi theo quy định của pháp luật.
Hàng cấm là hàng hóa bị Nhà nước cấm kinh doanh. Hàng cấm bao gồm: Loại hàng cấm có tính chất cố định và hàng hoá không cố định mà có sự thay đổi. Trong danh mục đó có loại hàng cấm có tính chất vĩnh viễn, không thay đổi như các chất ma tuý nhưng cũng có loại hàng cấm không có tính chất như vậy như thuốc lá điếu của nước ngoài...
Trong Bộ luật hình sự có nhiều điều luật quy định hành vi phạm tội liên quan đến các hàng cấm cụ thể: hàng cấm là các chất ma túy được quy định là đối tượng của các tội phạm về ma tuý: hàng cấm là vũ khí quân dụng, là vật liệu nổ, là chất phóng xạ, là chất độc, là văn hoá phẩm đổi trụy được quy định là đối tượng của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Ngoài ra, trong Bộ luật hình sự còn có một điều luật quy định hành vi phạm tội liên quan đến những hàng cấm còn lại - những hàng cấm chưa được quy định cụ thể ở điều luật nào khác. Đó là điều luật quy định về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
Như vậy, diện hàng cấm nói chung rộng hơn so với diện hàng cấm là đối tượng của tội buôn bán hàng cấm.
Điều 6 Luật đầu tư 2020 quy định danh mục hàng hóa, ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Hiện nay có tám nhóm ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh được quy định tại Luật Đầu tư 2020 và Nghị định 31/2021/NĐ-CP về hướng dẫn luật đầu tư. Trong đó có năm nhóm ngành nghề về mua bán hàng hóa tương ứng với năm loại hàng hóa bị cấm là: Ma túy; hóa chất, khoáng vật; thực vật, động vật hoang dã; người, mô, bộ phận cơ thể người và kinh doanh pháo nổ.
Tất cả các mặt hàng kinh doanh bị cấm nếu pháp luật hiện hành cho phép kinh doanh đều có khả năng gây rối loạn trật tự xã hội vốn có, suy thoái đạo đức con người, tàn phá và làm mất cân bằng tự nhiên.
Buôn bán hàng cấm là hành vi buôn bán hàng hóa bị cấm lưu thông, mua bán, trao đổi theo quy định của pháp luật. Buôn bán hàng cấm là hành vi người phạm tội mua lại mặt hàng cấm từ trong nước hoặc nước ngoài; bán mặt hàng cấm ra ngoài thi trường dưới bất kỳ hình thức nào. Tội buôn bán hàng cấm được áp dụng cho người phạm tội là người bán hoặc người mua, tức chỉ cần một hành vi bán hoặc mua hàng cấm của người phạm tội thì đã bị truy cứu trách nhiệm về tội buôn bán hàng cấm.
Về chủ thể của tội phạm: thì người phạm tội chỉ cần đáp ứng độ tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 (đủ 16 tuổi trở lên), nếu là pháp nhân thì phải được thành lập theo quy định của pháp luật.
Về mặt chủ quan của tội phạm: Người thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm là lỗi cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình là trái với các quy định của pháp luật. Mục đích của tội phạm này là thu lợi bất chính từ hành vi sản xuất, buôn bán.
Mặt khách thể của tội phạm: Xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là xâm phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại. Xâm phạm đến chế độ độc quyền của Nhà nước trong việc quản lý, sản xuất, kinh doanh một số loại hàng cấm. Đối tượng mà tội phạm động đến là các loại hàng cấm mà pháp luật Việt Nam chưa cho phép sản xuất, buôn bán.
Mặt khách quan của tội phạm: Thể hiện ở hành vi sản xuất hoặc buôn bán hoặc cả sản xuất và buôn bán các mặt hàng cấm chưa được phép sản xuất và buôn bán.
Như vậy: Người có hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù cao nhất là đến 15 năm tù. Đối với pháp nhân mức phạt tiền có thể lên đến 9.000.000.000 đồng. Ngoài ra còn có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn đến 03 năm, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ lên đến 03 năm.
Về xử lý vi phạm hành chính: Trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì hành vi sản xuất, buôn bán có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Cụ thể thì tùy hành vi mức độ nghiêm trọng mà bị xử phạt hành chính với mức phạt tương ứng.
Theo Điều 1 Mục III Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC thì hành vi mua bán thuốc nổ bị truy cứu với các tội danh, theo hướng dẫn tại Thông tư này thì hành vi mua bán 20kg pháo nổ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng cấm.
Hình phạt với hành vi mua bán pháo nổ được quy định theo điểm a khoản 40 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 đối với hành vi buôn bán 20kg pháo nổ thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Căn cứ quy định tại Chương X Danh mục hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện ban hành kèm theo Quyết định 88/2000/QĐ-BTM thì súng bắn nước là đồ chơi bị cấm theo quy định của pháp luật. Nếu có hành vi một trong những hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận súng bắn nước thì tùy theo mức độ mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý trách nhiệm hình sự.
3. Làm thế nào để tôi biết được hàng hóa của mình có phải là hàng cấm hay không?
Các hàng hóa, vật phẩm được cấm lưu thông về dịch vụ chuyển phát, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và dịch vụ cấm kinh doanh. Bạn cần tra xem hàng hoá của mình có phải là hàng cấm không và dựa theo quy định pháp luật để nhận dạng.
Trong trường hợp bị kiểm tra hoặc bắt giữ khi khi buôn bán hàng cấm thì cần phối hợp với cơ quan kiểm tra để xác minh xem có đúng là buôn bán hàng cấm hay không và sẽ được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là những thông tin xoay quanh buôn bán hàng cấm. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về buôn bán hàng cấm, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn