QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁ NHÂN LÀ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Có thể thấy rằng, thuật ngữ “nhà đầu tư” hiện nay không còn quá xa lạ trong đời sống hiện nay. Bởi vì, ngày càng có nhiều công ty cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu bài viết trên. 

Tìm hiểu về cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài

I. Tìm hiểu về cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài

1. Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài có được phép đầu tư vào Việt Nam không?

Căn cứ Điều 9 Luật Đầu tư 2020 quy định ngành nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau: 

- Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

- Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:

a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;

b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.

2. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

b) Hình thức đầu tư;

c) Phạm vi hoạt động đầu tư;

d) Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

đ) Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư Việt Nam nếu đáp ứng những điều kiện trên. 

II. Quy định pháp luật về cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài

1. Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thì cần xin những loại giấy phép gì?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư 2020 quy định thì cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thì cần xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. 

Điều kiện để cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam

2. Điều kiện để cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Luật Đầu tư 2020 quy định điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau: 

- Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:

a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;

b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.

3. Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam thì nên thông qua hình thức nào?

Căn cứ Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định về hình thức đầu tư bao gồm:

-Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

-Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

-Thực hiện dự án đầu tư.

-Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

- Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam sẽ lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với mình

III. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài

1. Tỷ lệ vốn sở hữu điều lệ của cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 10 Điều 17 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định hạn chế về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các điều ước quốc tế về đầu tư được áp dụng như sau:

a) Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế và thuộc đối tượng áp dụng của một hoặc nhiều điều ước quốc tế về đầu tư thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế đó không được vượt quá tỷ lệ cao nhất theo quy định của một điều ước quốc tế có quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với một ngành, nghề cụ thể;

b) Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài thuộc cùng một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư đó không được vượt quá tỷ lệ sở hữu quy định tại điều ước quốc tế về đầu tư áp dụng đối với các nhà đầu tư đó;

c) Đối với công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán, trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

d) Trường hợp tổ chức kinh tế có nhiều ngành, nghề kinh doanh mà điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế đó không vượt quá hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với ngành, nghề có hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp nhất.

Tỷ lệ vốn sở hữu điều lệ của cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài là bao nhiêu?

2. Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài muốn góp vốn vào công ty tại Việt Năm thì cần những thủ tục gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư 2020 quy định thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau: 

a) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;

b) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;

c) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài thủ tục liên quan đến cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về thủ tục liên quan đến cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan