Việc cầm cố sổ tiết kiệm hiện nay đang ngày càng phổ biến, đặc biệt khi người dân có nhu cầu chi tiêu hoặc thực hiện các giao dịch nhưng không có đủ tiền mặt. Vậy quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015, cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Sổ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN.
Như vậy, cầm cố sổ tiết kiệm là việc bên cầm cố giao sổ tiết kiệm thuộc quyền sở hữu (đứng tên trên sổ) của mình cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ nhất định.
Căn cứ theo Điều 309 và Điều 317 Bộ luật Dân sự quy định như sau:
- Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
- Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP thì sổ tiết kiệm là một loại tài sản được hình thành thông qua việc cá nhân hoặc doanh nghiệp gửi một khoản tiền nhàn rỗi vào tổ chức tín dụng để được hưởng một khoản lãi suất nhất định và cũng được xem là một loại tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Căn cứ theo quy định trên có thể thấy, điểm giống nhau của hai hình thức bảo đảm này là dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, tuy nhiên, sự khác nhau cơ bản giữa cầm cố và thế chấp tài sản là có hay không có sự chuyển giao tài sản giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm.
Căn cứ Điều 310 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Và có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. Như vậy, việc cầm cố sổ tiết kiệm sẽ phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm giao kết hợp đồng cầm cố.
Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố sổ tiết kiệm theo Điều 311 và 312 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố sổ tiết kiệm theo Điều 313 và 314 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Căn cứ khoản 3 Điều 314 Bộ luật Dân sự 2015, thì bên nhận cầm cố có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận. Như vậy, theo quy định trên có thể hiểu, tùy theo thỏa thuận giữa các bên mà tiền lãi từ sổ tiết kiệm sẽ do bên cầm cố hoặc bên nhận cầm cố được sử dụng.
Theo Điều 315 Bộ luật Dân sự 2015, các trường hợp chấm dứt cầm cố sổ tiết kiệm như sau:
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN được đính chính bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 312/QĐ-NHNN năm 2017, tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:
a) Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;
b) Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;
c) Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Theo đó, vì sổ tiết kiệm là một trong những tài sản đảm bảo theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, thì việc cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn là một biện pháp bảo đảm tiền vay.
Như vậy, việc nhận tài sản cầm cố là sổ tiết kiệm không trái quy định pháp luật nếu khách hàng vay vốn không vi phạm vào các nhu cầu vốn không được cho vay tại Điều 8 nêu trên.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về cầm cố sổ tiết kiệm mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn